Sự thể hiện chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI: Từ đối thoại liên văn bản đến sự hoài nghi các Đại tự sự

Hoàng Cẩm Giang

Abstract


Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn học Việt Nam chứng kiến những đổi mới mạnh mẽ chưa từng thấy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn và cấu trúc tự sự của tiểu thuyết. Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc đổi mới sôi động này, không hẳn là ở sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố nghệ thuật mới, mà lại nằm ở sự thâu nhận và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố truyền thống-đặc biệt là các yếu tố lịch sử và yếu tố tự sự dân gian. Ở đây, dưới ánh sáng liên văn bản, chúng tôi muốn hướng đến quá trình xâm nhập, tái sinh và chuyển hóa mạnh mẽ của chất liệu lịch sử, những cấp độ và mô thức diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam từ 2000 đến nay, như là một góc chiếu cho việc quan sát những chuyển động nội tại của cấu trúc tiểu thuyết đương đại. Từ đó, chúng tôi khảo sát hai hiện tượng tương ứng là "viết lại lịch sử” và “giễu nhại lịch sử”-như là một phần trong tiến trình “hậu hiện đại hóa” tiểu thuyết đương đại-trên tinh thần hoài nghi các “Đại tự sự” (các mô thức tư duy và kiến tạo tác phẩm có tính chất truyền thống, vững bền trước đó).

Ngày nhận: 18/11/2015; ngày chỉnh sửa 09/11/2016; ngày chấp nhận đăng 30/11/2016


Keywords


Liên văn bản; “viết lại lịch sử”; “giễu nhại lịch sử”; tiểu thuyết lịch sử; Đại tự sự.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Allen, Graham. 2000. “Postmodern conclusion.” pp. 174-208 in Intertexttuality. London: Routledge.

Anderson, Benedict. 1991. Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism (revised and enlarged edition). London: Verso

Britannica Online Encyclopedia. 2012. "Từ điển Bách khoa toàn thư Britannica điện tử" (http://www.britannica.com). Truy cập tháng 7 năm 2012.

Bùi Việt Thắng. 2005. Tiểu thuyết đương đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.

Deleuze, Gilles. 1968. Difference and Repetition. Translated by Paul Patton. Columbia: Columbia University Press.

Đỗ Hiền. 2013. “Đỗ Bích Thúy mạo hiểm với tiểu thuyết lịch sử.” Báo điện tử Vnexpress (http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/do-bich-thuy-mao-hiem-voi-tieu-thuyet-lich-su-2898722.html). Truy cập tháng 10 năm 2015.

Foucault, Michel. 1969. The Archaeology of Knowledge and The Discourse on Language. New York: Pantheon Books.

Hải Thanh. 2012. “Bàn về tiểu thuyết lịch sử.” Báo điện tử Quân đội Nhân dân (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai-tri/ban-ve-tieu-thuyet-lich-su/209612.html). Truy cập tháng 1 năm 2015.

Hoài Nam. 2008. "Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: Tiểu thuyết hay truyện kể của Hoài Nam" (http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/808926/). Truy cập tháng 11 năm 2015.

Hoàng Tiến. 2011. “Quyền hư cấu của nhà văn. ” Báo Thanh niên điện tử (http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/quyen-hu-cau-cua-nha-van-331479.html). Truy cập tháng 1 năm 2015.

Hutcheo, Linda. 1984. “Historiographic Metafiction: Parody and the Intertextuality of History.” pp. 94 in Intertextuality and Contemporary American Fiction, edited by Patrick O'Donnell and Robert Con Davis. Baltimore: Johns Hopkins University Press.

I.P. Ilin và E.A.Tzurganova. 2003. Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX. Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lại Nguyên Ân. 2005. "Tiểu thuyết và lịch sử". (http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5729&rb=0102). Truy cập tháng 11 năm 2015.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên). 1992. Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Lê Thành Nghị. 2012. “Tinh thần của lịch sử trong văn học nghệ thuật.” Tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử

(http://vannghequandoi.com.vn/Phe-binh-van-nghe/Tinh-than-cua-lich-su-trong-van-hoc-nghe-thuat-1167.html). Truy cập tháng 1 năm 2015.

Lyotard, Jean Franςois. 1984. The Postmodern Condition: A Report on Knowledge. (Trans. Geoffrey Bennington and Brian Massumi). Minneapolis: University of Minnesota Press.

Nguyễn Việt Chiến. 2011. “Tranh luận quanh tiểu thuyết "Hội thề.” Báo Thanh niên điện tử (http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/tranh-luan-quanh-tieu-thuyet-hoi-the-331549.html). Truy cập tháng 1 năm 2015.

Nguyễn Vy Khanh. Về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Vy Khanh đăng trên

http://www.honque.com

Nguyễn Xuân Khánh. "Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần hư cấu của Nguyễn Xuân Khánh-Ngô Văn Phú" đăng trên http://vietbao.com...

Phạm Xuân Thạch. "Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, suy nghĩ từ những tác phẩm mang chủ đề lịch sử" https://sites.google.com/site/thachpx. Truy cập tháng 11 năm 2015.

Phan Cự Đệ. 2004. Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phong Lê. 2013. Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX. Hà Nội: Nhà xuất bản Trí thức.

Thu An. 2013. “Tiểu thuyết lịch sử: Không phải là cuộc chơi của người trẻ.” Trang tin Tôn vinh văn hóa đọc (http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/2261-tieu-thuyet-lich-su-khong-phai-la-cuoc-choi-cua-nguoi-tre.html). Truy cập tháng 11 năm 2015.

Trần Đình Sử. 2008. “Văn học như là tư duy về cái khả nhiên.” Tạp chí Sông Hương 231:12-20.

Trần Ngọc Hiếu. 2012. “Khúc ngoặt ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi hậu hiện đại.” Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 332:15-26.

Truy cập tháng 12 năm 2015

Wheeler L. Kip. 2012. “Literature terms and definitions” https://web.cn.edu/kwheeler/lit_terms_H.html).Truy cập tháng 11 năm 2015.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i6.165

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172