Chức năng thẩm mỹ trong quan niệm văn chương trung đại Việt Nam

Đặng Văn Vũ

Abstract


Nói đến chức năng của văn học thời trung đại, người đọc thường nghĩ ngay đến chức năng chở đạo của nó. Thực ra, ông cha ta rất chú trọng đến chức năng thẩm mỹ của văn chương. Theo đó, văn chương muốn đến được với người đọc trước hết nó phải hay và đẹp. Cái đẹp ấy giúp con người thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ - một nhu cầu tinh thần không thể thiếu trong đời sống; giúp con người sống hòa hợp với thiên nhiên, vui thú điền viên, không màng danh lợi. Không chỉ thế, nó còn giúp con người nâng cao thị hiếu thẩm mỹ. Và cuối cùng, nó có thể khiến tâm hồn con người trong sáng, và cao thượng hơn. Có thể nói, quan niệm của ông cha ta về chức năng thẩm mỹ không có sự cách biệt mấy so với quan niệm của lý luận văn học hiện đại.

Ngày nhận 29/10/2023; ngày chỉnh sửa 20/11/2023; ngày chấp nhận đăng 31/12/2023


Keywords


cảm hứng; chức năng thẩm mỹ; trung đại; thiên nhiên; văn chương.

References


Đỗ Văn Hỷ. 1993. Người xưa bàn về văn chương. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Hoài Thanh - Hoài Chân. 1999. Thi nhân Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học.

Lê Giang (2001). Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Khâu Chấn Thanh. 2001. Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Nguyễn Minh Tân chủ biên.1981. Từ trong di sản. Hà Nội: Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Nguyễn Du. 1997. Truyện Kiều. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn tuyển chọn. 2007. 10 thế kỷ bàn luận về văn chương. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa -Thành Thế Thái Bình. 1997. Lý luận văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phương Lựu. 1985. Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phương Lựu. 2002. Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

Trần Thị Băng Thanh (2006). “Ngô gia văn phái, một hiện tượng của văn học Việt Nam”. Tạp chí Hán Nôm 3 (76): 3-12.

Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên) - Đinh Thịu Minh Hằng - Cao Kim Lan - Lê Thị Dương - Trần Thiện Khanh. 2016. Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i1b.6365

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172