Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác giao thông vận tải trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)

Phạm Thị Thu Trang

Abstract


Trong kháng chiến chống Mỹ, Hải Phòng là một địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng, không chỉ đối với miền Bắc mà đối với cả Việt Nam. Với ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Hải Phòng nhanh chóng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không, là cửa chính ra biển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, ngay từ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại (CTPH) lần thứ nhất (1965-1968), Mỹ đã coi Hải Phòng là một mục tiêu trọng điểm của mọi hành động gây tội ác. Giao thông vận tải trở thành một trong những mặt trận nóng bỏng nhất, chứng kiến sự ác liệt cao độ của một cuộc chiến tranh không cân sức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng, quân và dân thành phố Cảng đã kiên cường bám sông, bám biển, gắn bó chặt chẽ với cầu, đường, phương tiện, vừa chiến đấu, vừa làm nhiệm vụ giao thông vận tải, bảo đảm sự chi viện toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương cho tiền tuyến, góp phần đánh bại cuộc CTPH lần thứ nhất và thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.


References


Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng. 1965a. Nghị quyết của Hội nghị Ban thường vụ Thành ủy về việc đẩy mạnh công tác đảm bảo giao thông vận tải trong tình thế mới, số 12-NQ/TU. Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.

Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng. 1965b. Nghị quyết Hội nghị Thành ủy ngày 28, 29, 30, /12/1964 và 05/01/1965 về tình hình năm 1964 và nhiệm vụ năm 1965, số 01-NQ/TU. Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.

Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng. 1966. Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về việc cải tiến tổ chức, cải tiến kỹ thuật, tăng cường lãnh đạo công tác vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá trong nội thành, số 39-NQ/TU. Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.

Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng. 1967a. Nghị quyết về nhận định âm mưu của địch và chủ trương đối phó của ta trong tình hình mới, số 62-NQ/TU. Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.

Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng 1967b. Chỉ thị về mở đợt vận động quần chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch thi đua thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước năm 1968, trước mắt là thực hiện thắng lợi kế hoạch Quý I, số 51-CT/TU. Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.

Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng. 1996. Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập II. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

Bộ Giao thông vận tải. 2015. Ngành giao thông vận tải với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

Bộ Quốc Phòng Mỹ. 1971. Tài liệu mật về cuộc chiến tranh Việt Nam. Việt Nam Thông tấn xã phát hành.

Bộ Tư lệnh Hải quân. 1973. Nội dung đấu tranh cụ thể với Mỹ thực hiện Nghị định thư ngày 23.2.1973 về việc Mỹ rà quét mìn, thủy lôi ở Hải Phòng và vùng biển miền Bắc. Hồ sơ 284-HS. Lưu trữ Quân chủng Hải quân.

Nguyễn Quốc Dũng. 1994. Hải Phòng hai lần chống phong tỏa. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2003a. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2003b. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 27 (1966). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Jon M. Van Dyke. 1972. North Viet Nam strategy for survival. California: Pacific Book.

Sở Giao thông vận tải Hải Phòng. 1970. Tổng kết 4 năm chống Mỹ (1965 - 1968). Bộ Chỉ huy quân sự Hải Phòng: Tài liệu lưu trữ.

Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng. 1966. Báo cáo kiểm điểm tình hình công tác đảm bảo giao thông vận tải năm 1966 và phương hướng nhiệm vụ năm 1967. Hồ sơ 906. Chi cục Văn thư - lưu trữ thành phố Hải Phòng.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v5i2b.517

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172