Quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Abstract
Công nhận tổ chức tôn giáo là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Các tổ chức tôn giáo sau khi được công nhận sẽ có địa vị pháp lý, được đảm bảo mọi hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác công nhận tổ chức cho tôn giáo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước trong việc quản lý tín ngưỡng, tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập (1981) đến nay đã phát triển và đồng hành cùng dân tộc. Sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có sự trợ giúp, ủng hộ to lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực về tinh thần và vật chất. Thành quả tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua là do sự chung tay góp sức nhất tâm đoàn kết của tăng ni, Phật tử không phân biệt tổ chức, hệ phái; một phần cũng là nhờ sự đồng tình ủng hộ của Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cấp chính quyền. Ngược lại, Giáo hội cũng đã và đang đồng hành cùng dân tộc theo phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội.
Keywords
References
Đỗ Quang Hưng. 2007. "Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo - Tiếp cận so sánh: Trường hợp Việt Nam)". Tạp chí Khoa học Xã hội 50: 51-80.
Đỗ Quang Hưng. 2008. "Xây dựng mô hình nhà nước thế tục, trong môi trường đa dạng hóa tôn giáo: cái bất biến và cái khả biến - trường hợp Việt Nam". Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự. 1992. Tài liệu học tập về truyền thống đoàn kết hòa hợp để tiến tới Đại hội kỳ III Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trù bị Đại hội kỳ III.
Hiến chương GHPGVN, tu chỉnh lần thứ VI tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, Ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2017. Báo giác ngộ online, ngày 01/02/2018.
Nguyễn Đắc Tuấn. 2015. "Đạo Cao Đài sau 20 năm được công nhận tổ chức tôn giáo". Tạp chí Công tác tôn giáo 09(09): 50 - 53.
Nguyễn Hồng Dương. 2012. "Vai trò trợ duyên của nhà nước trong việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Trang 100-105 trong Giáo Hội PGVN, Hội đồng Trị sự. 2012. Kỷ yếu Hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011). Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.
Nguyễn Lang. 1992. Việt Nam Phật giáo sử luận tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.
Nguyễn Thanh Xuân. 2012. "Quy định pháp luật về công nhận tổ chức tôn giáo". Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo 4 (106):7-9.
Quốc hội. 2018.Luật tín ngưỡng, tôn giáo (hiện hành). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
Thích Huệ Tài. 2012. "Tính ưu việt của công cuộc thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Trang 90-92 trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự. 2012. Kỷ yếu Hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011). Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.
Thích Huệ Thông. 2012. "Tính ưu việt của công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam". Trang 106-110 trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự. 2012. Kỷ yếu Hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011). Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.
Thích Thiện Nhơn. 2012. "Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm thực hiện phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội"". Trang 41-45 trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự. 2012. Kỷ yếu Hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011). Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.
Thích Trí Chơn. 1997. Lược khảo quá trình hình thành và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thiều Thị Hương. 2014. "Công nhận tổ chức tôn giáo – kết quả và những vấn đề cần hoàn thiện qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW về công tác tôn giáo". Tạp chí Công tác tôn giáo 2 (93): 24- 34.
Trần Khánh Dư. 2012. "Công cuộc vận động thống nhất Phật giáo và tính ưu việt của việc thành lập Giáo hội Phật giáo VIệt Nam. Trang 96-99 trong Giáo hội Phật giáo VIệt Nam, Hội đồng Trị sự. 2012. Kỷ yếu Hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011). Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v5i2b.509
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172