Bão táp triều Trần từ góc nhìn lý thuyết tiếp nhận và phê bình nữ quyền

Nguyễn Thị Minh Phượng

Abstract


Phê bình nữ quyền có tác động mạnh mẽ đến văn hóa nhân loại, vạch trần sự bất bình đẳng giới trong chế độ phụ quyền gia trưởng, chỉ ra sự áp đặt và cưỡng bức của nam giới đối với phụ nữ. Qua góc nhìn phê bình nữ quyền, Bão táp triều Trần đã làm sống dậy các hình tượng nhân vật nữ có số phận đau khổ, đầy bi kịch trong quá khứ lịch sử và phơi bày sự áp bức, lợi dụng quyền lực của đàn ông vào mục đích sai trái, làm băng hoại đạo đức xã hội. Hoàng Quốc Hải bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, xót thương cho những người phụ nữ bất hạnh, cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng giới để phụ nữ tham gia tích cực vào mọi hoạt động văn hóa xã hội. Nhà văn đả phá tính gia trưởng trọng nam khinh nữ trong chế độ phụ quyền, phê phán sự lợi dụng quyền lực của nam giới vào những việc làm trái đạo lý, nhưng không phủ nhận vai trò tích cực của đàn ông trong lịch sử. Nhà văn đã tôn trọng sự thật lịch sử và hư cấu các chi tiết nhỏ để khắc họa chân dung nhân vật sống động, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật khá tinh tế và sắc sảo, hướng đến những giá trị nhân đạo cao thượng và những điều tốt đẹp. Ông viết về các hình tượng nhân vật nữ bằng quan điểm chính luận, tràn đầy cảm hứng yêu nước, tạo sức thuyết phục lớn đối với người đọc.

Ngày nhận 17/5/2018; ngày chỉnh sửa 24/10/2018; ngày chấp nhận đăng 30/10/2018


Keywords


lý luận văn học; phê bình nữ quyền; Bão táp triều Trần.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Chris Weedon (Thái Hà dịch). 1990. “Lý thuyết và phê bình nữ quyền(từ 1990 đến nay)”, Cổng thông tin điện tử Tạp chí Sông Hương (http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c339/n21291/Li-thuyet-va-phe-binh-nu-quyen-tu-1990-den-nay.html). Truy cập tháng 5 năm 2018.

Hoàng Quốc Hải. 2016. Bão táp triều Trần (tập 1, 2, 3, 4, 5, 6). Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ.

Ilin I.P và E.A Tzurganova (Đào Tuấn Ảnh- Trần Hồng Vân- Lại Nguyên Ân dịch). 2003. Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

Nguyễn Tuấn Dũng. 2014. “Phê bình nữ quyền”, Cổng thông tin điện tử Thay lời muốn nói công giáo (http://jostuandung.blogspot.com/2014/05/phe-binh-nu-quyen.html). Truy cập tháng 5 năm 2018.

Nguyễn Văn Long (Chủ biên), Nguyễn Thị Bình, Trần Hạnh Mai, Nguyễn Văn Phượng, Chu Văn Sơn, Đặng Thu Thủy, Trần Văn Toàn, Nguyễn Văn Hiếu, Mai Anh Tuấn. 2012. Phê bình Văn học Việt Nam 1975-2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Phương Lựu. 2001. Lý luận Phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.

Phương Lựu. 2009. Lý luận văn học (tập 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Phương Lựu. 2012. Lý thuyết văn học Hậu hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Raman Selden (Hồ Thị Dương Liễu dịch, Nguyễn Tiến Văn hiệu đính). 1989. “Phê bình nữ quyền (Phần 1/2)”, Cổng thông tin điện tử Phê bình văn học Viện văn học (https://phebinhvanhoc.com.vn/phe-binh-nu-quyen-phan-1-2/). Truy cập tháng 5 năm 2018.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v4i2b.409

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172