Văn xuôi đề tài đồng tính ở Việt Nam sau Đổi mới: đối trọng lệch của những tự thú về thân xác

Lê Thị Thủy

Abstract


: Manh nha từ lâu nhưng thực sự khởi phát kể từ sau giai đoạn Đổi mới, bộ phận văn xuôi đề tài đồng tính ở Việt Nam đặt ra nhiều yêu cầu cho giới nghiên cứu trong việc phân định khái niệm, mô tả diện mạo cũng như chỉ ra mối quan hệ của nó với các thực hành văn hóa cận kề. Tiếp cận mảng văn học này trong sự phong phú và phức tạp của nó giúp người viết nhận diện một số đặc điểm nổi bật làm nên tiếng nói riêng của văn xuôi đồng tính. Được xem là những tự sự có tính tự thú, các tác phẩm văn xuôi đề tài đồng tính ở Việt Nam giai đoạn sau Đổi mới thâu nạp yếu tố tính dục (xác thân) như một nhu cầu bản năng cần được biểu lộ công khai, tự do phơi mở tính bất toàn với mong muốn kiếm tìm sự đồng cảm. Đối trọng lệch - hiểu như là sự mất cân bằng trong tương quan số - chất lượng giữa các tự sự đồng tính nam và đồng tính nữ cũng góp phần minh chứng những giới hạn vô hình còn tồn tại và đòi hỏi vượt qua giới hạn để văn học đồng tính tiệm tiến đến giá trị nhân văn phổ quát.  Tính độc lập tương đối giữa ba đặc điểm có thể coi như là một cơ sở để người đọc có một hình dung nhất định về mảng văn xuôi vẫn bị xem là thiểu số, bên lề.

Ngày nhận 09/7/2018; ngày chỉnh sửa 28/8/2018; ngày chấp nhận đăng 10/10/2018


Keywords


Văn xuôi đồng tính; thời kỳ Đổi mới; tự thú thân xác.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Bùi Anh Tấn. 2004a. Một thế giới không có đàn bà. Tp. HCM: Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

Bùi Anh Tấn. 2004b. Les - vòng tay không đàn ông. Tp. HCM: Nhà xuất bản Trẻ.

Bùi Anh Tấn. 2016. Bản giao hưởng số 6 của Tchaikovsky. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

Bùi Việt Thắng. 2015. “Vấn đề “thân xác” trong văn chương (Qua một số tiểu thuyết xuất bản gần đây). Cổng thông tin điện tử Khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (http://khoavanhoc.edu.vn/index.php/vh-vn/1494-van-de-than-xac-trong-van-chuong-qua-mot-so-tieu-thuyet-xuat-ban-gan-day-bui-viet-thang). Truy cập tháng 5 năm 2018.

Lillian Faderman. 1998. “Tình bạn lãng mạn và tình yêu đồng tính nữ”. Hồ Liễu dịch. (http://phebinhvanhoc.com.vn) .Truy cập tháng 4 năm 2017.

Hà Yên. 2008. “Viết văn như là … đua theo “mốt””. (http://cand.com.vn/van-hoa/Viet-van-nhu-la…-dua-theo-mot-131857/). Truy cập tháng 6 năm 2018.

Hoàng Nguyên, Đoan Trang. 2008. Bóng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Hương Giang Idol. 2014. Tôi vẽ chân dung tôi. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức và Phương Nam Book.

Keng. 2008. Dị bản. Tp. HCM: Nhà xuất bản Văn nghệ.

Lâm Khánh Chi. 2017. Lột xác - sống đúng là chính mình (Nguyễn Thi Việt Hà chấp bút). Tp.HCM: Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ và Sài Gòn Book.

Nguyễn Ngọc Thạch. 2014a. Trái tim sư tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Nguyễn Ngọc Thạch. 2014b. Sông máu. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Nguyễn Ngọc Thạch. 2014c. Đời Callboy. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Nguyễn Ngọc Thạch. 2016.Chuyển giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Nguyễn Quỳnh Trang. 2012. 1981. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Nguyễn Đình Tú. 2014. Nháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ.

Nguyễn Ngọc Tư. 2014. Sông. Tp. HCM: Nhà xuất bản Trẻ.

Nguyễn Thơ Sinh. 2007a. Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy. Tp. HCM: Nhà xuất bản Lao động.

Nguyễn Thơ Sinh. 2007b. Chuyện tình của Lesbian và Gay. Tp. HCM: Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thơ Sinh. 2008. Hoa giấy. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Nhiều tác giả. 2014. Xoạc cẳng đợi mùa xuân. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Nhiều tác giả. 2004. Tình yêu sau chiến tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội nhà văn.

Phạm Thành Trung, Lê Anh Hoài. 2009. Không lạc loài. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội nhà văn.

Thái Phan Vàng Anh. 2015. “Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986”. Cổng thông tin điện tử Hội nhà văn Hải Phòng. (http://vanhaiphong.com/ly-luan-phe-binh/1924-khuynh-huong-hien-sinh-trong-tieu-thuyet-viet-nam-sau-1986.html). Truy cập tháng 8 năm 2016.

Trần Ngọc Hiếu. 2014. “Văn học queer hướng đến một dòng văn học thiểu số ở Việt Nam”. Tạp chí Tia sáng 1:53-55.

Trần Thùy Mai. 2005. Mưa đời sau. Tp HCM: Nhà xuất bản Trẻ.

Vũ Đình Giang. 2007. Song song. Tp HCM: Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v4i1b.390

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172