Đưa văn hóa trở thành lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu trong khoa học quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn chính sách

Nguyễn Mạnh Quân

Abstract


Các nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới chỉ ra ý nghĩa quan trọng của các nhân tố văn hóa (vốn văn hóa) và đặc điểm cấu trúc xã hội (vốn xã hội) đối với phát triển kinh tế. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố này chủ yếu tiềm ẩn trong nguồn lực con người (vốn nhân lực). Những vấn đề này đã trở thành nội dung nghiên cứu của các nhà quản lý và được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành quản lý, kinh doanh ở nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Bài viết này nhằm thuyết phục những người nghiên cứu về kinh tế, quản lý kinh doanh, giáo dục hay đào tạo nguồn nhân lực dành sự quan tâm thích đáng đến những vấn đề này và coi đó là những lĩnh vực nghiên cứu mới của chuyên ngành quản lý, thay vì coi đó là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu chuyên ngành văn hóa, dân tộc học, xã hội học. Nội dung bài viết tập trung vào ba câu hỏi lớn: (1) các nhân tố này có thực sự mang lại những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước? (2) tại sao lại là văn hóa và cấu trúc xã hội mà không phải là chủ đề hay vấn đề nào khác? Và (3) tại sao lại là nhà nghiên cứu về quản lý, phát triển nguồn nhân lực?

Ngày nhận 24/7/2017; ngày chỉnh sửa 13/9/2017; ngày chấp nhận đăng 20/9/2017


Keywords


Khoa học quản lý; vốn nhân lực; vốn văn hóa; vốn xã hội; phát triển kinh tế.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Pierre Bourdieu. 1986. “The Forms of Capital”, in J. Richardson, ed. Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, Greenwood Press, Westport, CT.

James S. Coleman. 1988. “Social Capital in the Creation of Human Capital”, American Journal of Sociology 94, (Supplement) S95-S120.

Engelman, Edi M. Fracasso, Hugo M. Neto và Serje Schmidt, 2015, “The influence of intellectual capital on absorptive capacity and product innovation”, XVI Latino-Liberoamericano de Gestuo de Techogio, Porto Alegre, Brasil.

Francis Fukuyama. 1995. Trust: The Social Values and the Creation of Prosperity, Free Press, New York.

Putnam, R.1993. “The Prosperous Community-Social Capital and Public Life”, American Prospect (13): 35-42.

Hernando de Soto. 1989. The Other Path: The Invisible Revolution in the Third World, Harper and Row, New York.

Trần Văn Thọ. 2015. “Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển”, Thời Đại Mới, Tháng 7.

WEF. 2015. The Global Competitiveness Report 2014-2015, World Economic Forum, Geneva.

WEF. 2016. The Global Competitiveness Report 2016-2017, World Economic Forum, Geneva.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i1b.247

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172