Sử dụng định hình trường hợp trong can thiệp tâm lý: Hướng dẫn và minh hoạ một trường hợp điển hình

Trần Thành Nam

Abstract


Định hình trường hợp là một công cụ trợ giúp nhà tâm lý lâm sàng xây dựng một hệ thống giả thuyết về nguyên nhân, những yếu tố kích hoạt, duy trì, ảnh hưởng đến những hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của một cá nhân. Một số bằng chứng nghiên cứu gần đây đã khẳng định hiệu quả của can thiệp sử dụng định hình trường hợp so với trị liệu theo cẩm nang hướng dẫn. Những ưu điểm chính của định hình trường hợp là cung cấp một liệu trình linh hoạt đáp ứng những nhu cầu đặc thù của từng trường hợp; định hướng ra quyết định trị liệu; giúp thân chủ nhận ra những thay đổi; tăng cường sự thấu cảm. Nhằm hỗ trợ các nhà tâm lý trong thực hành lâm sàng, bài viết tập trung bàn luận về các tiêu chuẩn và quy trình xây dựng một định hình trường hợp tốt qua minh họa một trường hợp điển hình. Các bước định hình được trình bày bao gồm: (i) phát triển danh sách vấn đề; (ii) Chẩn đoán; (iii) Cá nhân hóa định hình trường hợp theo mô hình lý thuyết chung; (iv) Phác thảo kế hoạch can thiệp dựa trên định hình.

Keywords


định hình trường hợp; can thiệp tâm lý; trường hợp điển hình, trầm cảm

References


Jacobson, NS, KB Schmaling, A Holtzworth-Munroe, JL Katt, LF Wood, and VM Follette. 1989. "Research-structured Vs Clinically Flexible Versions of Social Learning-Based Marital Therapy." Behaviour Research and Therapy. 27.2 (1989): 173-80.

Persons, J. B., Roberts, N. A., Zalecki, C. A., & Brechwald, W. A. G. 2006. “Naturalistic outcome of case formulation-driven cognitive-behavior therapy for anxious depressed outpatients”. Behaviour Research and Therapy, 44, 1041-1051.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v1i2.18

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172