Từ đối trái nghĩa trong thơ pantun Melayu

Trần Thúy Anh

Abstract


Trong pantun Melayu các cặp từ trái nghĩa ở các phát ngôn liền kề đã tạo ra cấu trúc đối lập, đó là một biểu hiện của phép đối và có chức năng liên kết đoạn pantun. Có ba hình thức biểu đạt bao gồm đối trái nghĩa trực tiếp, đối trái nghĩa gián tiếp và đối trái nghĩa lâm thời, được thể hiện theo các nhóm ý nghĩa nhất định như sau: Đối trái nghĩa trực tiếp gồm những cặp trái nghĩa nằm trong nhóm ý nghĩa chỉ những hiện tượng tự nhiên, xã hội nhưng loại trừ lẫn nhau, không tồn tại song song; chỉ khái niệm về không gian, thời gian có chiều hướng trái ngược nhau; chỉ sự đối lập về số lượng, chất lượng, kích thước, tình cảm, trạng thái….Đối gián tiếp gồm những động từ trái nghĩa với nhau nằm trong nhóm ý nghĩa chỉ những hành động trái ngược nhau. Đối ngữ cảnh hay đối lâm thời gồm những từ trái nghĩa nhau theo ngữ cảnh hoặc theo quan niệm, tư duy của người Melayu nằm trong nhóm ý nghĩa chỉ những khái niệm xã hội, những nhóm đối lập trong xã hội loài người. Từ trái nghĩa được khai thác triệt để dưới những hình thức đối nghĩa gián tiếp, đối nghĩa trực tiếp và đối nghĩa ngữ cảnh để biểu đạt những nội dung vô cùng đa dạng và phong phú của thiên nhiên, xã hội và con người Melayu. Những suy nghĩ, quan điểm của người Melayu được dẫn giải và được đặt trong thế đối lập giúp cho bài pantun mang tính giá trị giáo dục và khuyên bảo.

Ngày nhận 28/3/2016; ngày chỉnh sửa 11/5/2016; ngày chấp nhận đăng 31/5/2016



Keywords


Trái nghĩa; đối gián tiếp; đối trực tiếp; đối trái nghĩa lâm thời.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Đỗ Hữu Châu. 1996. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Hữu Đạt. 2011. Phong cách học tiếng Việt tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Kamus Dewan. 1995. Dewan Bahasa dan Pustaka, Kuala Lumpur.

Nguyễn Thiện Giáp. 1985. Từ vựng học tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Nguyễn Thiện Giáp. 2014. Nghĩa học Việt ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Đức Ninh. 2004. “Pantun ở Inđônêxia và ca dao dân ca ở Việt nam”. Nghiên cứu văn học Đông Nam Á. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Wan Ab Kadir Wan Yusoff. 1996. Pantun: Manifestasi Minda Masyarakat. Akademi Pengajian Melayu, Universiti Malaya, Kuala Lumpur

Zainal Abidin Bakar. 1983. Kumpulan Patun Melayu, Dewan Bahasa dan Pustaka, Kuala Lumpur.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i6.168

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172