Phật giáo-chính trị và vấn đề hòa hợp dân tộc ở Thái Lan thế kỷ XIX-XX

Trần Thị Họa My

Abstract


Phật giáo truyền bá vào Thái Lan đầu tiên vào khoảng năm 241 TCN. Sau khi vua Asoka của Ấn Độ bảo trợ việc kết tập Kinh tạng lần thứ III, liền phái các vị sư truyền giáo chia làm 9 đường đi về các địa phương khác nhau để truyền bá. Trải qua các thời kỳ lịch sử, qua các vương triều, Phật giáo Thái Lan ngày càng thêm đa dạng và thu hút hơn rất nhiều. Đức Phật từng dạy, “bỏ đao xuống là thành Phật” hay “bỏ đao cũng là vứt bỏ những sân si hận thù” và “bỏ rồi ắt thành Phật, bởi Phật ở ngay trong lòng ta”. Tuy nhiên, với Thái Lan, đất nước của Phật giáo, song không hẳn lúc nào cũng bình yên. Nơi đây xảy ra biểu tình, bạo lực và đổ máu hay có lũ lụt, có sóng thần, thế nhưng, triết lý Phật giáo lại là liều thuốc tinh thần phần nào hàn gắn những rạn nứt trong xã hội này.

Hơn 700 năm kể từ ngày lập quốc, Phật giáo Thái Lan vẫn luôn hiện hữu ngay cả trong đời sống chính trị-pháp luật. Hiến Pháp 1946, Hiến Pháp 1949 và Hiến pháp hiện hành (11-10-1997) nhấn mạnh: “Quốc vương cần phải kính tin Phật giáo, hơn nữa, còn là người ủng hộ Phật giáo” (Điều VII-HP 1997) hay là “Nhà vua tín ngưỡng Phật Giáo và là người bảo vệ tôn giáo” (Điều IX-HP 1997).

Bài viết này nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo tại Thái Lan, từ đó làm rõ vai trò của Phật giáo, Tăng đoàn Phật giáo và Phật tử trong hòa hợp dân tộc ở Thái Lan giai đoạn thế kỷ XIX-XX.  

Ngày nhận 11/10/2016; ngày chỉnh sửa 11/12/2016; ngày chấp nhận đăng 19/12/2016


Keywords


Phật giáo; chính trị; Thái Lan; hòa hợp dân tộc.

Full Text:

 Subscribers Only

References


David Wyatt. 1969. The Politics of Reform in Thailand New Haven: Yale University Press.

G. Coedes. 1925. "Documents sur i'histoire politique du Laos occidental,"Bull. de l'Ecole Franraise Extreme Orient.

J. A. Niels Mulder. 1969. Monks, Merit, and Motivation (DeKalb, Illinois: Center for Southeast Asian Studies, Northern Illinois University Special Report Series. N o. I).

K. E. Wells. 1958. History of Protestant Work in Thailand, 1828-1958, Bangkok: Church of Christ in Thailand.

Mahaculalongkorn Rajavidyalaya. 1967. Buddhist University under Royal Patronage, Catalogue, B.E. 2510-11/1967-68 A.D. Bangkok.

Michael Moerman. 1966. Ban Ping's Temple: The Center of a 'Loosely Structured Society, in Anthropological Studies of Therevada Buddhism, by Manning Nash et al. (New Haven: Yale University Southeast Asia Studies, Cultural Report Series No. 13).

P. Kandre. 1967. Autonomy and Integration of Social Systems: The Iu Mien (Yao or Man) Mountain Population and Their Neighbors, in Southeast Asian Tribes, Minorities and Nations, vol. II. ed. by P. Kunstadter, Princeton: Princeton University Press.

Reginald Le May. 1936. An Asian Arcady, Cambridge: W . Heffer and Sons, Ltd.

Report of the United Nations Survey Team on the Economic and Social Needs of the Opium producing Areas in Thailand. January/February 1967 (Bangkok: Government House Printing Office).

Sanguan Chotisukkharat, Prawat Khruba Siwichai. 1963. Biography of Khruba Siwichai: Lannathai Saint, Chiangmai: Sanguan Kanphim.

Somdet Phramaha Somana Cao Khrom Phraya Wachirayan Wororot. 1967. "Collected Writings of Prince Patriarch Wachirayan Wororot". Bangkok: Department of Religion. vol. I.

Suwan Ruenyote. 1967. The Development and Welfare Scheme for the Hill Tribes in Thailand, (Chiengmai, Thailand: Tribal Research Centre, First Symposium on Hill Tribes in Thailand).

Thailand. Department of Public Welfare, Ministry of Interior. 1968. Report concerning the Buddhist Mission to the Tribal People in the North in I967, (Bangkok, February 2).

Virginia Thompson. 1941. Thailand: The New Siam, New York: Macmillan.

Walter A . Graham. 1924. Siam, vol. II, London: Alexander Moring.

William C. Dodd. 1923. The Tai Race, Cedar Rapids: Torch Press.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i2b.149

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172