Cục Bách tác thời Lê sơ (1428-1527)

Lê Thùy Linh

Abstract


Thủ công nghiệp thời Lê sơ (1428-1527) gồm có hai bộ phận cùng song song tồn tại là thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân (còn gọi là thủ công nghiệp dân gian). Thủ công nghiệp nhà nước do Cục Bách tác (Cục Bách công) quản lý và tổ chức hoạt động. Nội dung bài viết này tập trung nghiên cứu nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Cục Bách tác - cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp phục vụ cho nhà nước phong kiến quân chủ Lê sơ (1428-1527). Cục Bách tác thuộc về Bộ Công, có những nhiệm vụ chuyên biệt và được tổ chức chặt chẽ theo quy định của nhà nước. Hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm thủ công của Cục Bách tác được phân tích qua một số nghề thủ công căn bản và sản phẩm thủ công thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của hoàng tộc, quan lại, binh lính như: nghề dệt, nghề gốm, nghề chạm khắc đá, nghề đúc tiền, nghề sản xuất vũ khí, nghề đóng thuyền. Một số nhận xét về Cục Bách tác được rút ra cho thấy những điểm tích cực và hạn chế nhất định của cơ quan này đối với sự phát triển của thủ công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung dưới thời Lê sơ.

Ngày nhận 10/11/2021; ngày chỉnh sửa 25/02/2022; ngày chấp nhận đăng 28/02/2022


Keywords


Cục Bách tác; thủ công nghiệp; thời Lê sơ.

References


Adhyatman Sumarah. March - April, 1986. “Vietnamese Ceramics in Jakarta”. Art of Asia, 16, 2: pp.32-60.

Bùi Minh Trí, Kerry Nguyen Long. 2001. Gốm hoa lam Việt Nam - Vietnamese Blue and White Ceramics, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Bùi Minh Trí. 2008. “Thử bàn về đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long”. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Nhận diện giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004 - 2008), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Bùi Minh Trí. 2015. “Gốm Thăng Long thời Lê sơ và vai trò của nó trong Hoàng cung Thăng Long”. Trang 95-112 trong sách Thông báo Khoa học. Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Bùi Minh Trí. 2021. “Đồ gốm sứ ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ (thế kỷ 15-16)”. Bài trình bày tại Tọa đàm Khoa học Quốc tế Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Viện Nghiên cứu Kinh thành, Hà Nội.

Bùi Văn Vượng. 1998. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.

Bùi Văn Vượng. 1998. Tinh hoa nghề nghiệp cha ông. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.

Đỗ Văn Ninh. 1992. Tiền cổ Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Gao Xianping, Cao Jianwen. 2021. “Sản xuất đồ gốm sứ tại lò quan ở Việt Nam và Cảnh Đức Trấn vào thế kỷ 15”. Bài trình bày tại Tọa đàm Khoa học Quốc tế Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Viện Nghiên cứu Kinh thành, Hà Nội.

Lê Kim Ngân. 1963. Tổ chức chính quyền dưới triều Lê Thánh Tông (1460-1497). Sài Gòn: Bộ Quốc gia Giáo dục.

Lê Thùy Linh. 2016. “Quan hệ giữa triều Lê với triều Minh giai đoạn 1428-1437”. Tạp chí Lịch sử Quân sự 296: 49-55.

Ninh Viết Giao. 2006. Nghệ An, đất phát nhân tài. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Ngô Đức Thọ. 2010. Văn bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. 1993a. Đại Việt sử ký toàn thư. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. 1993b. Đại Việt sử ký toàn thư. Tập III, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Đình Chiến. 2021. “Hai chiếc bát gốm ngự dụng thời Lê sơ”. Bài trình bày tại Tọa đàm Khoa học Quốc tế Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Nhuận (Cb). 2011a. Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại. Tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Ngọc Nhuận (Cb). 2011b. Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên). 2019. Vương triều Lê (1428-1527). Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

Nguyễn Trãi. 1969. “Dư địa chí” Trong sách Nguyễn Trãi toàn tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Phạm Lê Huy. 2020. “Thợ thủ công và kỹ thuật, dụng cụ xây dựng thời Lý - Trần”. Trang 75-93 trong sách Kinh thành cổ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Phạm Thị Thùy Vinh. 2014. Văn bia Lê sơ tuyển tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Phạm Văn Kính. 1977. “Thủ công nghiệp và làng xã Việt Nam”. Trang 212-219 trong sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử: Nghiên cứu xã hội nông thôn truyền thống, Tập I, Nhiều tác giả. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Phạm Văn Kính. 1979. Vài nét về kỹ thuật thủ công nghiệp cổ truyền của dân tộc. Trang 112-151 in trong Tìm hiểu khoa học kỹ thuật trong lịch sử Việt Nam. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện sử học. Hà Nội: Viện Sử học xuất bản.

Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc. 1988. Những bàn tay tài hoa của cha ông. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phan Gia Bền. 1957. Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Sử Địa.

Phan Huy Chú. 2007a. Lịch triều hiến chương loại chí. Tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phan Huy Chú. 2007b. Lịch triều hiến chương loại chí, Tập II, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phan Huy Lê. 1962. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập II, Thời kỳ thịnh trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phan Huy Lê (chủ biên), Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Hải Kế, Vũ Văn Quân. 2012. Lịch sử Việt Nam, Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 1998. Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Sun Laichen. 2003. “Military Technology Transfers from Ming China and The Emergence of Northern Mainland Southeast Asia (c. 1390-1527)” in Journal of Southeast Asian Studies 34(3): 495-517.

Sun Laichen. 2006. “Chinese Gunpowder Technology and Đại Việt, ca. 1390-1497” pp.72-120, in Việt Nam: Borderless histories edited by Nhung Tuyet Tran, Anthony Reid. University of Wisconsin Press.

Tạ Ngọc Liễn. 1995. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Tạ Ngọc Liễn (chủ biên). 2017. Lịch sử Việt Nam, Tập III, Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI (Tái bản lần thứ nhất). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Trần Anh Dũng. 2021. “Đồ gốm sứ Việt Nam có in chữ Quan”. Bài trình bày tại Tọa đàm Khoa học Quốc tế Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Viện Nghiên cứu Kinh thành, Hà Nội.

Trần Khánh Chương. 1990. Nghệ thuật gốm Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật.

Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo. 2000. Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Trương Hữu Quýnh. 1981. “Tìm hiểu một vài điểm về thủ công nghiệp quan xưởng Việt Nam thời phong kiến”. Trang 227-236 trong Sử học, Số 2, Thông báo khoa học của ngành Sử các trường Đại học: Những vấn đề khoa học Lịch sử ngày nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Trương Minh Hằng (chủ biên). 2012. Tổng tập làng nghề truyền thống Việt Nam. 6 tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Trương Minh Hằng (chủ biên). 2015. Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam. 5 quyển. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Vũ Ngọc Khánh. 1990. Lược truyện thần tổ các ngành nghề. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Vũ Từ Trang. 2012. Nghề cổ nước Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i1.921

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172