Nhận diện yếu tố văn hóa Hàn Quốc thông qua ngôn ngữ trong tác phẩm văn học - Ứng dụng với học phần Biên dịch Hàn - Việt

Hà Minh Thành

Abstract


Tác phẩm văn học chính là thực thể của văn hóa được biểu hiện bằng ngôn ngữ nên nó vừa là tài liệu giảng dạy ngôn ngữ, đồng thời là tài liệu hữu ích cho việc giảng dạy văn hóa. Tiếng Hàn nói chung và ngôn ngữ trong tác phẩm văn học Hàn Quốc nói riêng đóng vai trò hình thành nên mã ký hiệu giữ gìn văn hóa Hàn Quốc. Từ thực tiễn giảng dạy và kinh nghiệm biên dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt, hơn ai hết người viết nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết về văn hóa khi dịch tác phẩm văn học nên đã đưa nội dung giảng dạy văn hóa Hàn Quốc thông qua ngôn ngữ trong tác phẩm văn học vào giờ học biên dịch chủ đề văn học. Trong bài viết này, người viết không đề cập đến việc dạy và học văn hóa Hàn Quốc theo nội dung của từng phạm trù văn hóa mà sẽ dẫn chứng và phân tích một số trường hợp cụ thể thuộc một vài phạm trù thường thấy trong văn bản văn học. Từ đó, giúp người học - những người trong lương lai có thể trở thành dịch giả văn học nhận diện được các yếu tố văn hóa ẩn chứa trong ngôn ngữ văn học, thấy được hiểu biết về văn hóa có tác động trực tiếp đến chất lượng bản dịch cũng như sự cần thiết của việc dạy và học văn hóa thông qua văn bản văn học.

Ngày nhận 07/10/2021; ngày chỉnh sửa 05/11/2021; ngày chấp nhận đăng 15/11/2021


Keywords


dạy và học văn hóa Hàn Quốc; văn hóa và ngôn ngữ; ngôn ngữ văn học; biên dịch

References


Huỳnh Hoa Thuỷ Tiên dịch. 2011. Khi hoa kiều mạch nở. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

James S Holmes. 1978. Literature and translation. Publisher: Leuven.

Lee Jung Sook, Nguyễn Thị Kim Dung dịch. 2011. Tuyển tập truyện ngắn Kim You-jeong. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội nhà văn.

Nguyễn Hiền. 2017. "한국어 쓰기 교육에서 문학 텍스트 활용 방안 연구". 한국학 국제학술회의. 하노이 대학교. (Nguyễn Hiền. 2017. “Nghiên cứu phương án ứng dụng văn bản văn học trong giảng dạy kỹ năng viết tiếng Hàn”. Hội thảo khoa học quốc tế về Hàn Quốc học. Trường Đại học Hà Nội).

Oh Eun-chun dịch, Yơm Sang Sơp. 2006. Ba thế hệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Trần Lê Bảo. 2009. “Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học (Dẫn chứng từ nền văn học Trung Quốc)”. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc. Số 2 : 68-78.

Yom Sang-seop. 2009. Trước phong trào Manse. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. Dịch bởi Lê Đăng Hoan.

김유정. 2003. 『김유정 전집1-소설』, 도서출판 가람기획. (Kim You-jeong. 2003. Toàn tập Kim You-jeong. Seoul: Nhà xuất bản Book publisher planning).

김정숙. 1994. “한국어 숙달도 배양을 위한 한국 문화 교육 방안”. 고려대학교 민족문화연구원. 민족문화연구. 27: 257-270. (Kim Jeong-suk. 1997. “Phương án giảng dạy văn hóa Hàn Quốc nhằm nâng cao năng lực tiếng Hàn”. Tạp chí Viện nghiên cứu văn hóa dân tộc Trường Đại học Korea. Nghiên cứu văn hóa dân tộc 27: 257-270).

김종철. 2005. “문화 교육의 과제와 발전 방향”. <한국어교육론2>. 한국문화사. (Kim Chong-cheol. 2005. “Bài toán giáo dục văn hóa và phương hướng phát triển”. Lý luận giảng dạy tiếng Hàn 2. Nhà xuất bản Văn hóa Hàn Quốc).

김해옥. 2005. “문학 작품의 어휘를 통한 한국 언어-문화 교육 방법 연구”. <한국언어문화> (한국언어문화학회) 27. 277-298. (Kim Hae-ok. 2005. “Nghiên cứu phương pháp giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc thông qua từ vựng trong tác phẩm văn học”. Tạp chí Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc (Học hội Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc) 27: 277-298.)

김해옥. 2016. “문학 작품을 통한 한국어와 한국문화의 병행적 학습 모형 연구- 현대소설 (우리들의 일그러진 영웅) 을 중심으로 – “. 연세대학교 언어정보연구원 제38집. 151-172. (Kim Hae-ok. 2016. “Nghiên cứu mô hình học tập song song tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc thông qua tác phẩm văn học - Trọng tâm là tiểu thuyết hiện đại Anh hùng nhăn nhó của chúng ta”. Tap chí Viện nghiên cứu Ngôn ngữ thông tin, Trường Đại học Yeonsei Số 38: 151-172.)

백봉자. 2006. “문화 교육 자료의 개발 방향”. <외국어로서의 한국어교육” 제31집. 연세대학교 한국어학당. (Baek Bong-ja. 2006. “Phương hướng phát triển tài liệu giảng dạy văn hóa”. Học viện tiếng Hàn – Trường Đại học Yeonsei. Tạp chí Giáo dục tiếng Hàn với vai trò là ngoại ngữ 31: 1-22).

염상섭. 2003. 『삼대』, 범우사. (Yeom Sang-seop. 2003. Ba thế hệ. Seoul: Nhà xuất bản Bumwoosa).

염상섭. 2005. 『만세전』, 문학과 지성사. (Yeom Sang-seop. 2003. Trước phong trào Manse. Seoul: Nhà xuất bản Bumwoosa.)

오정미. 2008. “한국어교육에서 문학작품 선정에 관한 문제”. <한말연구>(한말연구학회) 22. 221-250. (Oh Jeong-mi. 2008. “Vấn đề liên quan tới việc lựa chọn tác phẩm văn học trong giảng dạy tiếng Hàn”. Tap chí Nghiên cứu Hanmal (Học hội nghiên cứu Hanmal) 22: 221-250).

윤여탁. 2003. “문학 교육과 한국어 교육”. 한국어 교육 14호. Pp.6-8. (Yoon Yo-tak. 2003. “Giảng dạy văn hóa và giảng dạy tiếng Hàn. Tạp chí Giáo dục tiếng Hàn 14: 6-8).

윤여탁. 2011. “한국어 문화교육의 내용과 방법”. <언어와 문화> 7-3. 한국언어문화교육학회. (Yoon Yo-tak. 2011. 163-184 “Nội dung và phương án giảng dạy tiếng Hàn – văn hóa Hàn Quốc”. Học hội giáo dục văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc. Tạp chí Ngôn ngữ và văn hóa 7(3): 163-184).

이효석. 2007. 『메밀꽃 필 무렵』, 문학과 지성사. (Lee Hyo-seok. 2007. Khi hoa kiều mạch nở. Seoul: Nhà xuất bản Moonji).

정해권.신주철. 2011. “한국어 교육에서 문학작품의 통합적 위계화 방안”. <한국어교육> (국제한국어교육학회) 22-1. 203-221. (Jeong Hae-jin, Shin Ju-cheol. 2011. “Phương án xây dựng có hệ thống tác phẩm văn học trong giáo dục tiếng Hàn”. Tạp chí Giáo dục tiếng Hàn (Học hội giáo dục tiếng Hàn Quốc tế) số 22-1: 203-221).

조항록. 1998. “한국어 고급 과정 학습자를 위한 한국 문화 교육 방안”. <한국어 교육> 9-2. 국제한국어교육학회. (Jo Hang-rok. 1998. “Phương án giảng dạy văn hóa Hàn Quốc cho người học chương trình tiếng Hàn cao cấp”. Học hội giáo dục tiếng Hàn Quốc tế. Tạp chí Giáo dục tiếng Hàn. Số 9-2: 223-227.)

황인교. 2006. “한국어 교육과 문화 교육”. <외국어로서의 한국어교육” 제31집. 연세대학교 한국어학당. (Hwang In-kyu. 2006. “Giáo dục tiếng Hàn và giáo dục văn hóa”. Học viện tiếng Hàn - Trường Đại học Yeonsei. Tạp chí Giáo dục tiếng Hàn với vai trò là ngoại ngữ 31: 207-227).




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i4b.912

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172