Dạy và học từ vựng gốc Hán trong tiếng Hàn Quốc dựa trên từ điển - Gợi ý từ hoạt động khảo sát về hậu tố ‘生’ trong tiếng Hàn Quốc

Nguyễn Thị Nguyệt Minh

Abstract


‘生’(sinh) là đơn vị đơn âm tiết có nguồn gốc chữ Hán được mượn dùng từ lâu đời và đã trở thành một yếu tố trong cấu tạo từ, xuất hiện nhiều trong đời sống ngôn ngữ của người Hàn Quốc.  ‘生’ mang đầy đủ các đặc điểm gốc của loại hình ngôn ngữ đơn lập như có thể làm danh từ, động từ, tính từ hoặc hậu tố. Trong tiếng Hàn Quốc, ‘生’ vẫn giữ các thuộc tính vốn có của chữ gốc Hán nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa ngôn ngữ của Hàn Quốc nên đã có những thay đổi nhất định trong cách dùng. Trong nghiên cứu này, với mục đích đề xuất phương án ứng dụng từ điển trong dạy và học từ vựng gốc Hán, tác giả đã nghiên cứu tập trung vào ‘生’ như một hậu tố chỉ người dựa trên nguồn ngữ liệu chính lấy trong Đại từ điển tiếng Hàn chuẩn và đối chiếu với một số từ điển khác.

Ngày nhận 07/10/2021; ngày chỉnh sửa 08/11/2021; ngày chấp nhận đăng 17/11/2021


Keywords


từ điển; từ gốc Hán; hậu tố; ngôn ngữ đơn lập; dạy và học.

References


Lê Đình Tư, Vũ Ngọc Cân. 2009. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Ngoại ngữ.

Nguyễn Thị Nguyệt Minh. 2010. 한국어단어형성에서의 ‘生’의 용법. 서울대학교 인문사회대 대학원 석사논문. (Dụng pháp của ‘生’ trong cấu tạo từ vựng tiếng Hàn, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Seoul, Hàn Quốc, 2010).

Trung tâm Từ điển học. 2007. Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

고려대학교. 2009. 고려한국어대사전, 고려대학교, 민족문화연구원, 국어사전편찬실 (Viện nghiên cứu văn hóa dân tộc Trường Đại học Korea. Đại từ điển tiếng Hàn Đại học Korea. Nhà xuất bản Đại học Korea Hàn Quốc).

국립국어원 편. 2001. 국어표준대사전. 두산동아. (Viện ngôn ngữ quốc gia Hàn quốc. Đại từ điển Quốc ngữ chuẩn. Nhà xuất bản Doosan DongA. Hàn Quốc).

김소은. 2010. 한자어 접미사 연구, 충북대학교 석사학위논문. (Kim So Eun, Nghiên cứu hậu tố gốc Hán, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Chungbook, Hàn Quốc).

김창섭. 2001. 한자어 형성과 고유어 문법의 제약. 어문학 37. (Kim Chang Seop. ‘Sự hình thành từ gốc Hán và tác động của ngữ pháp thuần Hàn’. Tạp chí Nghiên cứu Ngữ văn số 37: 2. Hàn Quốc).

김한샘. 2005. 2005년 신어. 국립국어원. (Kim Han Saem. Từ tạo mới năm 2005. Viện nghiên cứu ngôn ngữ Quốc gia Hàn Quốc).

노명희. 2008. “한자어의 의미 범주와 한자 형태소의 배열순서”. 한국문화 44. (Noh Myeong Hee. “Phạm trù ý nghĩa của chữ gốc Hán và thứ tự xuất hiện của hình vị gốc Hán”. Tạp chí văn hóa Hàn Quốc số 44).

박용찬. 2004. 2000년 ~2004년 신어. 국립국어원. (Park Yong Chan. Từ tạo mới từ năm 2000 đến năm 2004. Viện nghiên cứu ngôn ngữ Quốc gia Hàn Quốc).

박형익. 2002. “국어사전에서의 한자어 접미사와 혼종어 접미사”. 한국어학 21. (Park Hyong Ik. “Hậu tố gốc Hán và hậu tố hỗn chủng trong từ điển Quốc ngữ”. Tạp chí ngôn ngữ học Hàn Quốc số 21).

정원수. 1998. “한자 어근의 범주 변화”. 어문연구 30. 어문연구회. (Jeong Won Soo. “Biến đổi trong phạm trù từ căn gốc Hán”. Tạp chí Nghiên cứu Ngữ văn số 30. Viện nghiên cứu ngữ văn Hàn Quốc).

中国社会科学院语言研究所词典编辑室编. 2002. 现代汉语词典 (Viện nghiên cứu Ngôn ngữ-Khoa học xã hội Trung Quốc. Từ điển chữ Hán hiện đại. Nhà xuất bản Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Khoa học xã hội Trung Quốc).




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i4b.911

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172