Khổng Tử học thuyết của Lê Văn Hoè nhìn từ bối cảnh triển khai phương pháp nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
Abstract
Thông qua phân tích nội dung tác phẩm Khổng Tử học thuyết, bài viết chỉ ra rằng Lê Văn Hòe là một trong những học giả đầu tiên vận dụng phương pháp khảo chứng học vào nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với phương pháp này, tác giả Khổng Tử học thuyết đã khảo cứu và làm rõ tính chất thật/giả của các thư tịch Nho giáo, qua đó khẳng định muốn hiểu đúng tư tưởng Khổng Tử phải căn cứ vào Luận ngữ. Đây là cơ sở Lê Văn Hòe phê bình phương pháp nghiên cứu Nho giáo của Trần Trọng Kim (trong Nho giáo) và Đào Duy Anh (trong Khổng giáo phê bình tiểu luận). Trên cơ sở so sánh nội dung Khổng Tử học thuyết với Nho giáo và Khổng giáo phê bình tiểu luận, bài viết làm rõ sự khác biệt về phương pháp và kết quả nghiên cứu tư tưởng Khổng Tử giữa Lê Văn Hòe với Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt về quan điểm và phương pháp nghiên cứu Nho giáo giữa Lê Văn Hoè với Hồ Thích - người mở đầu xu hướng vận dụng phương pháp khảo chứng học vào nghiên cứu Nho giáo ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
Ngày nhận 14/01/2021; ngày chỉnh sửa 17/6/2021; ngày chấp nhận đăng 30/12/2021
Keywords
References
Đào Duy Anh. 1938. Khổng giáo phê bình tiểu luận. Huế: Quan Hài tùng thư.
Lê Văn Hòe. 1943. Khổng Tử học thuyết (quyển 1). Hà Nội: Quốc học thư xã.
Lê Văn Hòe. 1944. Khổng Tử học thuyết (quyển 2). Hà Nội: Quốc học thư xã.
Ngô Tất Tố. 1940. Phê bình “Nho giáo” Trần Trọng Kim. Hà Nội: Mai Lĩnh xuất bản.
Nguyễn Kim Sơn. 2005. “Một thái độ đúng đắn với Nho giáo”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 1: 77-81.
Nguyễn Kim Sơn. 2018. Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX: Mấy khuynh hướng và vấn đề. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thọ Đức. 2009. “Quá trình hiện đại hóa tư tưởng Nho học của Tân Nho gia hiện đại Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến Nho học Việt Nam đầu thế kỉ XX: khảo sát qua trường hợp Lương Thấu Minh và Trần Trọng Kim”. Trang 241-261 trong sách Nhật Bản & thế giới phương Đông. Chủ biên Khoa Đông phương học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Trần Trọng Kim. 2001. Nho giáo. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
胡適.1997.《中國哲學史大綱》. 上海:上海古籍出版社。(Hồ Thích. 1997. Trung Quốc triết học sử đại cương. Thượng Hải: Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải).
耿云芝、王法周. 1997. 〈《中國哲學史大綱》導讀〉. 頁1-17收錄於《中國哲學史大綱》.胡適. 上海:上海古籍出版社。(Cảnh Vân Chi, Vương Pháp Chu. 1997. “Hướng dẫn đọc Trung Quốc triết học sử đại cương.” Trang 1-17 trong sách Trung Quốc triết học sử đại cương, Hồ Thích. Thượng Hải: Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải).
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172