Khái quát sự vận động của tư duy lý luận và sáng tạo văn nghệ giai đoạn 1975-1985
Abstract
Tóm tắt: Công cuộc đổi mới của Việt Nam luôn được hiểu, được bắt đầu từ năm 1986, gắn liền với đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khởi đầu là đổi mới tư duy, nghĩa là đổi mới nhận thức về những gì vốn đã được định hình, được thừa nhận là mẫu mực, bất khả xâm phạm. Tiếp theo đó là đổi mới kinh tế, rồi mới lan sang các lĩnh vực khác như văn hóa, văn nghệ. Tuy nhiên, văn học nghệ thuật, do tính đặc thù của nó, đã chứa đựng những yếu tố yêu cầu đổi mới từ sớm hơn nhiều, từ những năm cuối của cuộc chiến và càng rõ hơn từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Minh chứng cho điều này, bài viết tập trung phân tích một số bài viết, những trăn trở của Nguyễn Khải, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Minh Châu (Di cảo, Trang giấy trước đèn…); các sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh (Đất trắng); Thái Bá Lợi (Hai người trở lại Trung đoàn), Nguyễn Đình Thi (Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc), Lưu Quang Vũ (Tôi và chúng ta), Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa…), Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… và đi đến kết luận:
- Những năm 1975-1985 thực sự là giai đoạn chuẩn bị nhiều mặt cho những đổi mới của văn nghệ Việt Nam. Không có 10 năm nung nấu này thì khó mà có được sự “bùng nổ” khi Đảng chính thức “cởi trói” cho văn nghệ.
- Sự đổi mới trong mười năm này vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của văn nghệ, vừa từ thực tiễn bức bách của đời sống; nó bắt đầu từ sáng tác rồi sau đó mới đến lý luận, phê bình (văn học). Từ thực tiễn sáng tác đã cung cấp thêm tư liệu cho các nhà lý luận, phê bình đúc kết thành những vấn đề, qui luật của diễn trình đổi mới.
- Những thay đổi về hệ hình giá trị đã đem lại tiếng nói mới cho văn nghệ. Ý thức, tư duy văn học thay đổi cũng là một bước làm cho văn nghệ dân chủ hơn. Đổi thay là tất yếu và không chỉ vậy, phải thay đổi cả cơ chế đầu tư cho văn nghệ theo hướng bỏ bao cấp, bỏ tư tưởng lãnh đạo và đầu tư theo kiểu hành chính như các lĩnh vực khác.
Từ khóa: Văn học; lý luận; nghệ thuật; sáng tạo.
Full Text:
Subscribers OnlyReferences
Bích Thu. 2015. Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. In trong Tuyển tập Lý luận phê bình văn học 1945-2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Hoàng Ngọc Hiến. 2001. Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió (Trong Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
Mai Hương. 2015. Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông (Trong Tuyển tập Lý luận phê bình văn học 1945-2015). Hà Nội: Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Nguyễn Minh Châu. 2002. Trang giấy trước đèn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Phan Ngọc. 1994. Đổi mới và phát triển (lời giới thiệu sách Văn hóa và đổi mới của Phạm Văn Đồng. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i4.83
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172