Thơ ca của các nữ thi nhân trong Kokin wakashu nhìn từ phương diện nội dung chủ đề và hình thức nghệ thuật (so sánh với thơ ca của các nữ thi nhân trong Manyoshu)

Nguyễn Anh Tuấn

Abstract


Thời kỳ Heian được coi là kỷ nguyên của văn chương nữ lưu Nhật Bản, trong đó thành tựu thơ ca của các tác giả nữ được phản ánh khá tập trung trong Kokin wakashu - tuyển tập waka được biên soạn theo sắc chỉ đầu tiên trong lịch sử văn học Nhật Bản, đồng thời cũng là một trong ba tuyển tập thơ quan trọng nhất trong lịch sử waka Nhật Bản (cùng ManyoshuShin Kokin wakashu). Qua khảo sát toàn bộ 87 thi phẩm của 39 nữ thi nhân trong Kokin wakashu, bài viết chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của chúng trên hai phương diện nội dung chủ đề và hình thức nghệ thuật, từ đó đem lại một cái nhìn khái quát về thành tựu của thơ nữ Nhật Bản giai đoạn sơ kỳ Heian. Bên cạnh đó, bài viết còn đặt thơ nữ trong Kokin wakashu trong tương quan so sánh với thơ nữ trong Manyoshu – bộ thi tuyển waka đầu tiên của Nhật Bản – để làm nổi bật nét đặc sắc riêng của thơ nữ trong Kokin wakashu và phần nào phản ánh xu hướng phát triển của thơ nữ Nhật Bản thời Heian.

Ngày nhận 25/02/2021; ngày chỉnh sửa 20/4/2021; ngày chấp nhận đăng 30/8/2021


Keywords


nhà thơ nữ; Kokin wakashu; waka; thời kỳ Heian

References


Ngữ liệu khảo sát

Anonymous. 1999. Manyoshu. Charlottesville, Virginia: University of Virginia Library Electronic Text Center (http://jti.lib.virginia.edu/japanese/manyoshu/AnoMany.html). Truy cập tháng 8 năm 2020.

中西進. 1987. 『万葉集:全訳注原文付』. 東京: 講談社. (Nakanishi Susumu. 1987. Manyoshu: Phiên dịch và chú thích toàn bộ, kèm nguyên văn. Tokyo: Kodansha).

Rodd, Laurel Rasplica and Henkenius, Mary Catherine. 1984. Kokinshu: A Collection of Poems Ancient and Modern. Princeton, New Jersey: Princeton University Press.

高田祐彦訳注. 2014.『新版 古今和歌集 現代語訳付き』. 東京: 角川学芸出版. (Takada Hirohiko dịch và chú thích. 2014. Kokin wakashu kèm bản dịch tiếng Nhật hiện đại (phiên bản mới). Tokyo: Kadogawa Gakuei Shuppan)

与謝野寛編纂校訂. 1982.『懐風藻. 凌雲集. 文華秀麗集. 経国集. 本朝麗藻』. 東京: 現代思潮社. (Yosano Hiroshi biên soạn và hiệu đính. 1982. Kaifuso - Ryounshu - Bunkashureishu - Keikokushu - Honchoreiso. Tokyo: Gendaishichosha)

Tài liệu trích dẫn

阿部静枝. 1950.「古今集の女歌人」.『国文学解釈と鑑賞』15(10): 14-19. (Abe Shizue. 1950. “Các nữ thi nhân trong Kokinshu”. Giải thích và giám thưởng văn học Nhật Bản 15(10): 14-19).

阿部俊子. 1964.「古今集・新古今集の女流歌人」.『國文學 : 解釈と教材の研究』9(9): 75-81. (Abe Toshiko. 1964. “Các nhà thơ nữ trong Kokinshu và Shin Kokinshu”, Văn học Nhật Bản: Nghiên cứu giáo trình và giải thích 9(9): 75-81)

Angles Jeffrey. 2001. “Watching Commoners, Performing Class: Images of the Common People in The Pillow Book of Sei Shonagon”. Japan Review 13: 33-65.

Brockman Brittany. 2011. Spirit Possession, Exorcism, and the Power of Women in the Mid-Heian Period. Springfield, Ohio: BA Thesis in East Asian Studies, Wittenberg University.

Cabell Charles. 2008. “Burning in the Fires of Longing: The Kokinshu Poetry of Ono no Komachi”. Dialogos 8: 37- 62.

戴凱之. 1985.《竹譜》. 北京: 中華書局. (Đới Khải Chi. 1985. Trúc phổ. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục)

Fenk – Oczlon Gertraud, Fenk August. 1999. “Cognition, quantitative linguistics, and systemic typology”. Linguistic Typology 3(2): 151-177.

Heldt Gustav. 2008. The Pursuit of Harmony: Poetry and Power in Early Heian Japan. Ithaca, New York: Cornell University East Asia Program.

Kato Shuichi. 1997. A History of Japanese Literature: From the Man'yōshū to Modern Times. London: Psychology Press.

金中. 2003.「「床うち払ふ」の系譜―古今集八一五番歌における中国文学の背景を発端に」.『和漢比較文学』31: 31-41. (Kim Trung. 2003. “Phả hệ của “phủi giường” - Sự mở đầu cho bối cảnh văn học Trung Quốc trong bài thơ số 815 trong Kokinshu”. Văn học so sánh Nhật Trung 31: 31-41).

小池清治. 2003.「枕詞はなぜ衰退し、消滅したのか?--耳の和歌と目の和歌、仮名の発明がもたらしたもの」.『外国文学』52: 1-10. (Koike Seiji. 2003. “Vì sao makurakotoba suy tàn và tuyệt diệt?”. Văn học nước ngoài 52: 1-10).

児島由記. 2002.「和歌における「いとふ(厭ふ)」:『万葉集』から『新古今集』入集西行・慈円歌へ」.『筑波大学平家部会論集』9: 20-29. (Kojima Yuki. ““Chán chường” trong waka – Từ Manyoshu đến thơ của Saigyo và Jien trong Shin Kokinshu”. Tuyển tập luận văn của Hội Heike, Đại học Tsukuba 9: 20-29).

Lockard Craig A.. 2010. World, Volume 1. Boston, Massachusetts: Cengage Learning.

McCullough Helen Craig. 1985. Brocade by Night: Kokinwakashu and the Court Style in Japanese Classical Poetry. Stanford, California: Stanford University Press.

劉錦明、趙樂甡. 2004.〈大伴坂上郎女與魏晉文藝思潮——《万叶集》研究之一〉. 《日本研究》4: 57-63. (Lưu Cẩm Minh, Triệu Lạc Sân. 2004. “Công nương Otomo no Sakanoue và trào lưu tư tưởng văn học – nghệ thuật thời Nguỵ Tấn – Một nghiên cứu về Manyoshu”. Nghiên cứu Nhật Bản 4: 57-63).

Morris Ivan. 2013. The World of The Shining Prince - Court Life in Ancient Japan (Heian Period). New York: Knopf Doubleday Publishing Group.

Negri Carolina. 2002. “Marriage in the Heian Period (794-1185). The Importance of Comparison with Literary Texts”. ANNALI 60-61: 467-493.

Nguyễn Quốc Hùng chủ biên. 2012. Lịch sử Nhật Bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Nguyễn Nam Trân. 2011. Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Nam Trân. 2012. Nhập môn Manyoshu. Hà Nội: Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhật Chiêu. 2003. Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Nhật Chiêu. 2015. Ba nghìn thế giới thơm. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn học.

錦仁. 1985.「女流歌人の系譜」.『国文学解釈と鑑賞』50(1):114-117. (Nishiki Hitoshi. 1985. “Phả hệ của các nhà thơ nữ”. Giải thích và giám thưởng văn học Nhật Bản 50(1): 114-117).

錦仁. 2000. 「小野小町--閨怨詩的歌人」.『 国文学解釈と鑑賞』65(8): 68-76. (Nishiki Hitoshi. 2000. “Ono no Komachi – Nhà thơ khuê oán”. Giải thích và giám thưởng văn học Nhật Bản 65(8): 68-76).

Rodd Laurel Rasplica and Henkenius Mary Catherine. 1984. Kokinshu: A Collection of Poems Ancient and Modern. Princeton, New Jersey: Princeton University Press.

Sansom George Bailey. 1990. Lược sử văn hoá Nhật Bản (tập 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

柴田まさみ. 2016. 「伊勢歌における「あひにあひて」なる表現の解釈をめぐって」. 『日本文学研究』55: 51-60. (Shibata Masami. 2016. “Xoay quanh những giải thích về cách diễn đạt “ai ni aite” trong thơ của Ise”. Nghiên cứu văn học Nhật Bản 55: 51-60).

柴田鉄谷. 2016.「「伝統的な言語文化」をどう考えるか : 無常観の系譜」.『愛知学泉大学・短期大学紀要』51: 61-66. (Shibata Tetsutani. “Một nghiên cứu về “văn hoá ngôn ngữ truyền thống”: Phả hệ của quan niệm vô thường”. Kỷ yếu Trường Đại học và Cao đẳng Aichi Gakusen 51: 61-66).

Shively Donald Howard and McCullough William Hoyt. 1999. The Cambridge History of Japan: Volume 2 Heian Japan. Cambridge: Cambridge University Press.

高田祐彦訳注. 2014.『新版 古今和歌集 現代語訳付き』.東京: 角川学芸出版. (Takada Hirohiko dịch và chú thích. 2014. Kokin wakashu kèm bản dịch tiếng Nhật hiện đại (phiên bản mới). Tokyo: Kadogawa Gakuei Shuppan).

高野奈未. 2012.「近世における古典注釈学:――小野小町「みるめなき」の歌の解釈をめぐって」. 『日本文学』61(10): 57-66. (Takano Nami. 2012. “Chú thích các tác phẩm cổ điển thời cận thế: Xoay quanh những giải thích về bài thơ “mirumenaki” của Ono no Komachi”. Văn học Nhật Bản 61(10): 57-66)

Trần Thị Chung Toàn và Lại Hồng Hà. 2008. “Kokinshu và những giá trị văn học của tác phẩm trong dòng thơ dân tộc Nhật”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á 12(94): 38-47.

荀況. 1995.《荀子全譯》. 貴陽: 貴州人民出版社. (Tuân Huống. 1995. Tuân Tử toàn dịch. Quý Dương: Nhà xuất bản Nhân dân Quý Châu).

徐陵. 1999.《玉臺新詠箋注》. 北京: 中華書局. (Từ Lăng. 1999. Ngọc đài tân vịnh tiên chú. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục).

徐送迎. 2000.〈在中日比較文學研究中的《詩經》-《詩經》與《萬葉集》比較研究的回顧及展望〉. 頁85-99收錄於《第四屆詩經國際學術研討會論文集》中國詩經學會編. 北京: 學苑出版社. (Từ Tống Nghênh. 2000. “Kinh Thi trong nghiên cứu văn học so sánh Trung – Nhật: Nhìn lại và triển vọng nghiên cứu so sánh Kinh Thi và Manyoshu.” Trang 85-99 trong Tuyển tập luận văn hội thảo học thuật quốc tế về Kinh Thi lần thứ 4, Chủ biên Hội Nghiên cứu Kinh Thi Trung Quốc. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Học uyển).

王毓榮. 1988. 《荆楚歲時記校注》. 北京: 文津出版社. (Vương Dục Vinh. 1988. Kinh Sở tuế thời ký hiệu chú. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Văn Tân).

山下道代. 1990.『王朝歌人 伊勢』. 東京: 筑摩書房. (Yamashita Michiyo. 1990. Nhà thơ vương triều Ise. Tokyo: Chikuma Shobo).


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172