Hình ảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX trong du ký Du ngoạn vòng quanh châu Á trên lưng ngựa của Konstantin Vyazemsky: Tiếp cận hình tượng học

Nguyễn Thị Thu Thủy

Abstract


Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều cuốn sách do người Pháp viết về Việt Nam giai đoạn khai thác thuộc địa được dịch và xuất bản trong nước. So với các văn bản này, cuốn Du ngoạn vòng quanh châu Á trên lưng ngựa của Bá tước Konstantin Vyazemsky, trong đó có phần Nhật ký Việt Nam năm 1892, đem lại những thông tin có phần khác biệt. Khác biệt này chủ yếu đến từ yếu tố tác giả: Vyazemsky là một nhà du hành độc lập người Nga, thực hiện chuyến đi hoàn toàn vì đam mê khám phá, không bị thúc đẩy bởi các động cơ chính trị, như ông luôn chủ trương trong mọi cuộc viễn du của mình. Bài viết này chọn hướng tiếp cận hình tượng học để phân tích hình ảnh Việt Nam trong sự tiếp nhận của tác giả cuốn du ký đặc biệt này. Hình tượng học văn học “nghiên cứu nguồn gốc và chức năng các khắc họa mô tả về đất nước khác, con người khác như chúng được thể hiện trên văn bản, đặc biệt thông qua cách chúng được trình bày trong các tác phẩm văn học, kịch, trường ca, du ký và tiểu luận” (Beller và cộng sự 2007: 7). Bài viết triển khai ba vấn đề: i. Xác định các quan niệm và khái niệm cơ bản trong nghiên cứu hình tượng học; ii. Giới thiệu về du ký Việt Nam của người Nga cuối thế kỷ XIX; iii. Phân tích hình ảnh Việt Nam trong du ký Du ngoạn vòng quanh châu Á trên lưng ngựa như là khách thể nhận thức (perception) của tác giả qua các phạm trù then chốt của hình tượng học.

Ngày nhận 29/01/2021; ngày chỉnh sửa 29/3/2021; ngày chấp nhận đăng 30/8/2021

Keywords


hình tượng học; du ký phương Đông; Việt Nam cuối thế kỷ XIX; Konstantin Vyazemsky; Du ngoạn vòng quanh châu Á trên lưng ngựa

References


Alekseev Pavel Victorovich/Алексеев Павел Викторович. 2014. “Pусский ориентальный травелог как жанр путевой прозы конца XVIII – первой трети XIX века.” Филология и человек 2: 34-46. (Alekseev Pavel Victorovich. 2014. “Du ký Nga về phương Đông như một thể loại văn xuôi đi đường cuối thế kỷ XVIII – ba mươi năm đầu thế kỷ XIX.” Tạp chí Ngữ văn và con người 2: 34-46).

Bazili Konstantin/ Базили Константин. 1835. Oчeрки Константинополя. Санкт-Петербург: Греч. (Bazili Konstantin. 1835. Ký sự Constantinople. Sankt-Peterburg: Nhà xuất bản Grech).

Beller Manfred, Leerssen Joep. 2007. Imagology: The cultural construction and literary representation of national characters. New York: Rodopi.

Dzuravlev Vasily/Журавлёв Василий. 1996. “Его превосходительство бродяга: князь Константин Вяземский”. Вокруг света 11. (Dzuravlev Vasily. 1996. “Đức ông lang thang: bá tước Konstantin Vyazemsky.” Tạp chí Vòng quanh thế giới 11. https://www.vokrugsveta.ru/vs/article/1342. Truy cập tháng 12 năm 2020).

Krestovsky Vsevolod Vladimirovich/Крестовский Всеволод Владимирович.1997. В дальних водах и странах. Москва: ВЕК. (Krestovsky Vsevolod Vladimirovich. 1997. Ở những vùng biển và đất nước xa xôi. Moskva: Nhà xuất bản VEK). http://az.lib.ru/k/krestowskij_w_w/text_0130.shtml) Truy cập ngày 29/3/2021).

Leerssen Joep. 2006. National Thoughts in Europe. A Cultural History. Amsterdam: Amsterdam University Press.

Leerssen Joep. 2016. “Imagology: On using ethnicity to make sense of the world.” Iberical, Revue d'études ibériques et ibéro-américaines 10:13-31.

Nguyễn Thị Thu Thủy. 2020. “Diễn ngôn về phương Đông trong sáng tác của A.S.Pushkin: trường hợp Hành trình tới Arzrum.” Tạp chí Lý luận phê bình văn học-nghệ thuật 9: 132-141.

Oshchepkov Aleksey Romanovich/Ощепков Алексей Романович. 2010. “Имагология.” Знание. Понимание. Умение 1: 251-253. (Oshchepkov Aleksey Romanovich. 2010. “Hình tượng học”. Tạp chí Tri thức. Hiểu biết. Kỹ năng 1: 251-253.

Papilova Elena Vyacheslavna/Папилова Елена Вячеславна. 2011. “Имагология как гуманитарная дисциплина.” Rhema 4: 31-40. (Papilova Elena Vyacheslavna. 2011. “Hình tượng học như một bộ môn khoa học nhân văn.” Tạp chí Rhema 4: 31-40).

Papilova Elena Vyacheslavna/Папилова Елена Вячеславна. 2013. Художественная имагология: немцы глазами русских (на материале литературы XIX в.). Москва: Московский государственный университет им. Ломоносова. (Papilova Elena Vyacheslavna. 2013. Hình tượng học nghệ thuật: người Đức trong con mắt người Nga (trên tư liệu văn học Nga thế kỷ XIX). Moskva: Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov.)

Polyakov Oleg Yurevich/Поляков Олег Юрьевич. 2013. “Принципы культурной имагологии Даниэля –Анри Пажо.” Филология и культура 2(32): 181-184. (Polyakov Oleg Yurevich. 2013. “Các nguyên tắc hình tượng học văn hoá của Daniel-Henri Pageaux.” Tạp chí Ngữ văn và văn hoá 2(32): 181-184).

Pushkin Aleksandr Sergeevich/Пушкин Александр Сергеевич. 1993. “Путешествие в Арзрум”. Стр 654-674 в книге Пушкин – Золотой том. Москва: Имидж (Pushkin Aleksandr Sergeevich. 1993. “Hành trình tới Arzrum”. Trang 654-674 trong sách Pushkin – Sách vàng. Moskva: Nhà xuất bản Image).

Sokolov Anatoly Aleksevich/Соколов Анатолий Алексевич. 2007. Русские во Вьетнаме: очерки и путевые заметки (XIX - начало XX в.), Москва: издательство Восточная литература РАН. (Sokolov Anatoly Aleksevich. 2007. Những người Nga ở Việt Nam: bút ký và ghi chép đi đường (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX). Moskva: Nhà xuất bản Văn học phương Đông RAN).

Staniukovich Konstantin Mikhailovich/Станюкович Константин Михайлович. 1864. “B Кохинхине.” Морской сборник 2: 265-298. (Staniukovich Konstantin Mikhailovich. 1864. “Ở Nam Kỳ.” Tap chí Văn tập biển 2: 265-298).

Staniukovich Konstantin Mikhailovich/Cтанюкович Константин Михайлович. 1867. Очерки круглосветного плавания, Санкт-Петербург: Печ.Головина. (Staniukovich Konstantin Mikhailovich. 1867. Bút ký chuyến đi biển vòng quanh trái đất. Sankt-Peterburg: Nhà in của Golovin.) (http://az.lib.ru/s/stanjukowich_k_m/text_1867_ocherki_krugosvetnogo_plavania_oldorfo.shtml). Truy cập ngày 29/3/2020.

Staniukovich Konstantin Mikhailovich/Станюкович Константин Михайлович. 1953. Вокруг света на “Коршуне. Москва: Государственное издательство географической литературы. (Staniukovich Konstantin Mikhailovich.1953. Vòng quanh thế giới trên tàu Con Ó. Moskva: Nhà xuất bản Địa lý Quốc gia).

Staniukovich Konstantin. 2019. Một cuộc chạy trốn. Thúy Toàn tuyển dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Świderska Małgorzata. 2013. "Comparativist Imagology and the Phenomenon of Strangeness." In CLC web Comparative Literature and Culture 15 (7), Special Issue: New Work in Comparative Literature in Europe, edited by M. Grishakova, L. Boldrini, and M. Reynolds. Indiana: Purdue

University Press.

(http://docs.lib.purdue.edu/cgi/viewcontent. cgi?article=2387&context=clcweb). Truy cập tháng 12 năm 2020.

Tạ Thị Thanh Huyền. 2018. “Giới thiệu về Hình tượng học và vận dụng nghiên cứu hình ảnh phương Tây trong thơ văn của nhà nho đi sứ thế kỷ XIX.” Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 4 (3): 316-332.

Trần Đình Sử. 2020. Cơ sở văn học so sánh, Hà Nội: Nhà xuất bản Đai học Sư phạm.

Vyazemsky Konstantin. 2014. Du ngoạn vòng quanh châu Á trên lưng ngựa, Nhật ký Việt Nam năm 1892. Chủ biên Sokolov Anatoly Aleksevich. Hồ Bất Khuất, Nguyễn Thị Như Nguyện dịch, Moskva: Nhà xuất bản Lokid Premium.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172