Khái niệm Bildung trong triết học của Georg Wilhelm Friedrich Hegel

Phan Thành Nhâm

Abstract


Khái niệm Bildung là chìa khóa để hiểu được triết học giáo dục của các nhà tư tưởng Đức, đặc biệt là triết học giáo dục của Hegel. Chữ Bildung có ý nghĩa lớn trong thời đại Hegel, nói lên yêu cầu cấp bách phải cải tổ và đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục ở nước Đức lạc hậu. Khái niệm Bildung chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống triết học của Hegel và được ông nhắc đến nhiều lần trong các tác phẩm lớn của mình như: Hiện tượng học tinh thần (Phänomenologie des Geistes), Các nguyên lý của triết học pháp quyền (Grundlinien der Philosophie des Rechts), Bách khoa thư các khoa học triết học (Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften), v.v.. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu đề cập đến quan điểm của Hegel về giáo dục, sự đào luyện văn hóa, hoàn thiện tinh thần. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu khái niệm Bildung trong triết học Hegel với những nội dung sau: i. Quan niệm của Hegel về Bildung với tư cách là sự đào luyện văn hóa, đào luyện tinh thần để tinh thần vượt bỏ trạng tự nhiên trực tiếp và vươn tới trạng thái phổ biến, tức tinh thần tuyệt đối; ii. Mối quan hệ giữa khái niệm Bildung với Erziehung (giáo dục); iii. Đưa ra một vài bình luận về khái niệm Bildung trong triết học Hegel.

Ngày nhận 17/6/2020; ngày chỉnh sửa 09/12/2020; ngày chấp nhận đăng 30/8/2021


Keywords


Bildung; triết học; Hegel

References


Bùi Văn Nam Sơn. 2010. “Chú giải dẫn nhập”. Trang 529-542 trong sách Các nguyên lý của triết học pháp quyền. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Bùi Văn Nam Sơn. 2012a. “Chú thích”. Trang 9-10 trong sách Hiện tượng học tinh thần. Tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Bùi Văn Nam Sơn. 2012b. “Chú thích”. Trang 993-996 trong sách Hiện tượng học tinh thần. Tập 2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Bùi Văn Nam Sơn. 2012c. Trò chuyện triết học. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Bùi Văn Nam Sơn. 2014. “Lý tưởng giáo dục Humboldt: Mô hình hay huyền thoại?”. Trang 163-176 trong sách Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm Việt Nam và thế giới, Chủ biên Ngô Bảo Châu và cộng sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Hegel Georg Wilhelm Friedrich. 2008. Bách khoa thư các khoa học triết học I: Khoa học lôgíc. (Bùi Văn Nam Sơn dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Hegel Georg Wilhelm Friedrich. 2010. Các nguyên lý của triết học pháp quyền. (Bùi Văn Nam Sơn dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Hegel Georg Wilhelm Friedrich. 2012a. Hiện tượng học tinh thần. Tập 1. (Bùi Văn Nam Sơn dịch). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Hegel Georg Wilhelm Friedrich. 2012b. Hiện tượng học tinh thần. Tập 2. (Bùi Văn Nam Sơn dịch). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Rousseau Jean Jacques. 2010. Émile hay là về giáo dục. (Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Nguyễn Xuân Xanh. 2014. “Đại học: Lịch sử một ý tưởng”. Trang 33-143 trong sách Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm Việt Nam và thế giới, Chủ biên Ngô Bảo Châu và cộng sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Wood Allen William. 1998. “Hegel on education”. Pp. 300-317 in Philosophers on Education: New Historical Perspectives, edited by Amélie Oksenberg Rorty. London and New York: Routledge.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172