Khái quát về ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ “con chó” (tập trung vào nét ý nghĩa tiêu cực)

Nguyễn Thùy Dương

Abstract


Bài viết khái quát hình tượng con chó trong văn hóa Hàn Quốc, phân tích giá trị biểu trưng của các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con chó. Hình tượng con chó trong tục ngữ tiếng Hàn thường mang ý nghĩa tiêu cực, đại diện cho những nét tính cách xấu của con người như: thói khoa trương; lừa đảo, thủ đoạn; thiếu tính nhẫn nại, chịu đựng; ngu dốt, ngốc nghếch, thiếu hiểu biết; keo kiệt, hà tiện; thô lỗ, cộc cằn; nhiều chuyện; tham ăn; lười nhác, v.v.. Nói đến con chó khiến người ta liên tưởng đến những thứ bẩn thỉu, hôi hám. Tuy nhiên, cũng có những nét ý nghĩa tích cực trong hình ảnh biểu trưng của con chó, đó là tính trung thành, sự biết ơn đối với chủ. Bài viết tập trung phân loại 986 đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con chó thành 11 nhóm để thấy được tần số xuất hiện của các nhóm. Phân tích, làm rõ nét ý nghĩa của các hình ảnh có tần số xuất hiện cao. Từ đó thấy được giá trị phê phán, trào phúng, châm biếm được thể hiện thông qua các câu tục ngữ có yếu tố chỉ con chó.

Ngày nhận 23/02/2021; ngày chỉnh sửa 28/5/2021; ngày chấp nhận đăng 30/6/2021


Keywords


tục ngữ; hình ảnh con chó; ý nghĩa tiêu cực

References


Choi Hyo Ju. 2012. So sánh, đối chiếu các thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể. Hà Nội: Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Ngôn ngữ học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đỗ Thu Hà. 2002. “Quan niệm đền bù về đạo đức của người Hàn Quốc thông qua ca dao tục ngữ và những thay đổi trong thời hiện đại”. Bài trình bày tại Hội thảo Những vấn đề văn hoá, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Thị Yến. 2017. “Tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con mèo”. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài 33 (2): 155-167.

Hoàng Thị Yến. 2018. “Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc qua tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa”. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài 34 (3): 138-152.

Hoàng Thị Yến, Trần Thị Lan Anh. 2019. “Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp”. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài 35: 103-115.

Nguyễn Thùy Dương. 2013. Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Văn Nở. 2008. Biểu trưng trong tục ngữ người Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vũ Ngọc Phan. 1998. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

김소연. 2004. 속담, 사자성어, 관용어 사전. 문학출판사. (Kim Seo-yon. 2004. Từ điển tục ngữ, thành ngữ 4 chữ, cụm từ cố định. Seoul: Nhà xuất bản Văn học).

김지만. 1986. 한국 속담의 의미 기능에 관한 고찰. 전북대학교 석사학위논문. (Kim Ji-man. 1986. Khảo sát về chức năng ý nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ. Trường Đại học Jeon-buk).

김충효. 1983. 한국 속담의 의미소 연구. 부산대 논문집. (Kim Chung-hyo. 1983. Nghiên cứu yếu tố ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn. Tuyển tập Luận văn, Luận án trường Đại học Busan).

송재선. 1997. 동물속담 사전. 동문학출판사. (Song Jae Seun. 1997. Từ điển tục ngữ động vật. Hàn Quốc: Nhà xuất bản Dongmunhak).

유인창. 1981. 속담에 나타난 한국인의 생활관. 동국대학교 교육대학원 교육논문. (Yu In-chang. 1981. Quan điểm về cuộc sống của người Hàn Quốc phản ánh qua tục ngữ. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục. Trường Đại học Dong-kuk).

임동권. 2002. 속담사전. 민족출판사. (Im Dong Kwon. 2002. Từ điển tục ngữ. Seoul: Nhà xuất bản Dân tộc).

조재윤. 1986. 한국 속담의 구조 분석 연구. 고려대학교 박사학위 청구논문. (Jo Jae-yun. 1986. Nghiên cứu phân tích cấu tạo của tục ngữ tiếng Hàn. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học Korea).

최상진. 2010. 한-중 동물 속담 비교 연구: ‘개’에 관한 속담을 중심으로’. 한양대학교 국어국문학 석사 논. (Choi Sang-jin. 2010. Nghiên cứu so sánh tục ngữ có từ chỉ động vật của Hàn Quốc và Trung Quốc - trọng tâm là những tục ngữ liên quan đến “chó”. Luận văn Thạc sỹ Khoa Ngữ văn. Trường Đại học Han-yang).




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v7i1b.656

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172