Sưu tầm “tài liệu khẩu vấn” trong lưu trữ phục vụ nghiên cứu lịch sử - cơ hội và thách thức

Nguyễn Hồng Duy

Abstract


Sưu tầm tài liệu khẩu vấn phục vụ nghiên cứu lịch sử là một phương pháp phổ biến ở nhiều quốc gia nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực Lưu trữ. Việc xác định rõ các cơ hội và thách thức để đưa loại hình tài liệu này trở thành đối tượng của các cơ quan lưu trữ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà sử học có thêm tư liệu phục vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, các thách thức liên quan tới các vấn đề về lý luận, pháp lý, quyền riêng tư của nhân chứng, nguồn lực con người, cơ sở vật chất… sẽ là những rào cản không nhỏ mà các cơ quan lưu trữ sẽ phải giải quyết để tài liệu khẩu vấn thực sự phát huy được giá trị của mình. Với một quốc gia có bối cảnh lịch sử nhiều biến động như Việt Nam, việc sưu tầm tài liệu khẩu vấn của những nhân chứng ở những giai đoạn 40-50 năm trở về đây là cần thiết khi mà yếu tố thời gian không cho phép chúng ta chậm trễ hơn nữa.

Ngày nhận 17/10/2023; ngày chỉnh sửa 03/12/2023; ngày chấp nhận đăng 31/12/2023


Keywords


tài liệu khẩu vấn; tài liệu lưu trữ; nghiên cứu lịch sử; bản quyền.

References


Harvey Russel Bernard.2009. Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2013. Quyết định số 922/QĐ-BNV phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” từ năm 2012-2020.

Committee on Oral history of the Society of American Archivists. 1973. “Oral History and Archivists: Some Questions to Ask. (http://americanarchivist.org/doi/pdf/10.17723/aarc.36.3.244u5541t8h2066q)”. Truy cập tháng 4 năm 2023.

Janesick Valerie. 2020. “Oral History Interviewing with Purpose and Critical Awareness” pp.457-479 in The Oxford Handbook of Qualitative Research (2nd edn), edited by Patricia Leavy. Oxford Academic.

Moyer Judith (revised Essay). 1999. “Step-by-step Guide to Oral History”. (http://dohistory.org/on_your_own/toolkit/oralHistory.html). Truy cập tháng 4 năm 2023.

Nguyễn Hồng Duy. 2016. “Lịch sử qua lời kể và những vấn đề đặt ra với lý luận công tác lưu trữ”. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam 7: 24-28.

Nguyễn Hồng Duy. 2017a. “Quy định về bản quyền và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài liệu khẩu vấn”. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam 1:18-22.

Nguyễn Hồng Duy. 2017b. “Những thách thức đặt ra trong lý luận công tác lưu trữ đối với tài liệu khẩu vấn và một số đề xuất”. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam 12: 12-15.

Oral History Australia. 2016. “Guidelines on fees for interviewing and transcription”. (https://oralhistoryaustralia.org.au/wp-content/uploads/Guide_fees_interviewing_and_transcription_2016.pdf). Truy cập tháng 01 năm 2024.

Phan Ngọc Liên (Chủ biên). 2004. Phương pháp luận sử học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2011. Luật Lưu trữ.

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Bộ luật Dân sự.

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2022. Luật Sở hữu trí tuệ.

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2012. Quyết định số 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i1b.6367

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172