Xuân tóc đỏ không hoàn toàn lưu manh

Vũ Thị Trang

Abstract


Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn đã gần một thế kỉ, trải qua nhiều thăng trầm, biến động và những đánh giá có lúc trái ngược nhau, đến nay sáng tác của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu uy tín khẳng định có giá trị bền vững và mang tính hiện đại. Số đỏ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Trọng Phụng, đã được nghiên cứu khá kĩ từ nhiều góc độ như vấn đề trào phúng, tiếng cười, nghiên cứu về ngôn ngữ, xây dựng tính cách nhân vật, v.v.. Về Xuân tóc đỏ hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đây là một nhân vật lưu manh, bịp bợm. Tuy nhiên, trong suốt hành trình bước chân vào thế giới thượng lưu, bên cạnh sự lọc lừa, tinh quái, Xuân tóc đỏ cũng thể hiện sự khôn khéo, nhạy cảm và cách xử lí tình huống thông minh. Không những vậy, nhân vật này còn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc và có lòng trắc ẩn, thương người. Đó là những phẩm chất tích cực của Xuân tóc đỏ mà các nhà nghiên cứu xưa nay ít để ý đến, cũng là tinh thần hiện đại của nhân vật mà Vũ Trọng Phụng muốn truyền tải.

Ngày nhận 16/10/2023; ngày chỉnh sửa 18/12/2023; ngày chấp nhận đăng 31/12/2023


Keywords


Xuân tóc đỏ; Số đỏ; Vũ Trọng Phụng; nhân vật; lưu manh.

References


Đinh Trí Dũng. 1996. “Sự thể hiện con người “tha hóa” trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng”. Tạp chí Văn học 5:29-32.

Đinh Trí Dũng. 2005. Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn). 1997. Vũ Trọng Phụng - Tài năng và sự thật. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn). 2000. Vũ Trọng Phụng – một tài năng độc đáo (tiểu luận – phê bình). Hà Nội. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

Nguyễn Đăng Mạnh. 1965. “Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng”. Tạp chí Văn học 3: 27-37.

Nguyễn Hoành Khung, Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn). 1994. Bài “Nhìn lại và suy nghĩ xung quanh một “vụ án” văn học” trong sách Vũ Trọng Phụng - Con người và tác phẩm. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn: 303-330

Nguyễn Ngọc Thiện với sự cộng tác của Hà Công Tài (Tuyển chọn và giới thiệu). 2000. Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Thành. 1997. “Ảnh hưởng của Phân tâm học Freud trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng”. Tạp chí Văn học 4: 36-42.

Nhiều tác giả. 2001. Vũ Trọng Phụng: Giông tố tác phẩm và dư luận. Hà Nội. Nhà xuất bản Văn học.

Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức. 1997. Văn học Việt Nam (1900-1945), tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Trần Hữu Tá (biên soạn). 2002. Vũ Trọng Phụng Nhà văn hiện thực xuất sắc. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Viện Văn học. 2003. Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Vũ Trọng Phụng. 2014. Số đỏ. Hà Nội: Nhà xuất bản.

Vương Trí Nhàn. “Biện hộ cho Xuân Tóc đỏ” (http://vuongdangbi.blogspot.com/2009/05/bien-ho-cho-xuan-toc-o.html). Truy cập ngày 17/11/2023.

Vương Trí Nhàn. 1990. “Một lớp người thành thị, một kiểu nhà văn”. Tạp chí Văn học 2, trang 61-78, in lại trong Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn. 1997. Vũ Trọng Phụng – Tài Năng và sự thật. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Vương Trí Nhàn. 1999. Cánh bướm và đóa hướng dương. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

Zinoman Peter. 2001. “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam”. Tạp chí Văn học 7: 6-25.

Zinoman Peter. 2014. The political vision of Vũ Trọng Phụng, University of California Press. Berkeley Los Angeles London.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i1b.6366

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172