Xu hướng hội nhập tam giáo thời Lý - Trần

Nguyễn Thị Như

Abstract


Trong lịch sử Việt Nam, đã có ba lần diễn ra sự hội nhập giữa Nho - Phật - Đạo, lần thứ nhất xảy ra vào khoảng thế kỷ II - III, lần thứ hai diễn ra vào thời Lý - Trần, lần thứ ba xảy ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII. Vị trí, vai trò của mỗi học thuyết trong mối quan hệ tam giáo không chỉ có sự khác biệt giữa thời Lý - Trần với các thời đại khác, mà còn thể hiện sự khác biệt ở các giai đoạn phát triển dưới thời Lý - Trần. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích nguồn gốc của chủ trương hội nhập tam giáo và biểu hiện của sự hội nhập ấy, không chỉ ở sự cùng tồn tại, thâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau giữa các dòng tư tưởng, mà còn ở sự biến thiên về vai trò của Nho giáo và Phật giáo trong mối quan hệ tam giáo thời Lý - Trần, thể hiện ở sự gia tăng vị thế của tầng lớp nho sĩ so với tầng lớp tăng lữ dưới các triều đại này.

Ngày nhận 24/5/2023; ngày chỉnh sửa 14/7/2023; ngày chấp nhận đăng 30/12/2023


Keywords


hội nhập; Nho giáo; Phật giáo; Đạo giáo; tam giáo.

References


Bùi Thanh Phương. 2016. “Mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập thời Lý – Trần”. Trang web của Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Viet-Nam/Moi-quan-he-tam-giao-trong-su-nghiep-xay-dung-va-bao-ve-quoc-gia-doc-lap-thoi-Ly-Tran-617.html). Truy cập tháng 12 năm 2018.

Đinh Gia Khánh (chủ biên). 1962. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X – thế kỷ XVII. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.

Đỗ Lan Hiền. 2007. “Khoan dung tôn giáo - Một triết lý nhân sinh của người Việt”. Tạp chí Triết học 1(198): 54-57.

Hà Thúc Minh. 2007. “Tam giáo thời Lý – Trần”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 11:18-29.

Lê Văn Quán. 2004. “Lại bàn về “Tam giáo đồng nguyên””. Tạp chí Hán Nôm 5 (http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0405v.htm). Truy cập tháng 5 năm 2023.

Minh Chi. 2014. “Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam”. Nghiên cứu lịch sử (https://nghiencuulichsu.com/2014/06/24/quan-he-giua-nho-giao-va-phat-giao-o-viet-nam/). Truy cập tháng 5 năm 2023.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê. 2004. Đại Việt sử ký toàn thư. 2004. Cao Huy Giu, Đào Duy Anh dịch và hiệu đính. Tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

Nguyễn Công Lý. 2002. “Tinh thần dung hợp tư tưởng Phật – Lão – Nho trong Văn học Phật giáo Lý – Trần”. Tạp chí Hán Nôm 2(51):3-11.

Nguyễn Đức Lữ. 2008. “Từ ngày Quốc tế khoan dung, suy nghĩ về tính khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 4:8-13.

Nguyễn Hoài Văn. 2009. “Tam giáo đồng nguyên thời Lý, Trần: Một giá trị đặc sắc của nền chính trị Việt Nam truyền thống”. Tạp chí Lý luận Chính trị 4:67-72.

Nguyễn Tài Đông. 2013. “Tam giáo đồng nguyên và tính đa nguyên trong truyền thống văn hóa Việt Nam”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam 5(66): 35-43.

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. 2020. “Hiện tượng tam giáo đồng nguyên thời Trần - Nhìn từ nguồn gốc và những phương diện biểu hiện”. Hệ thống Thông tin Khoa học và Công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ (https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/283173/CVv472S72018025.pdf). Truy cập tháng 5 năm 2023.

Nguyễn Thị Như. 2019. Nho giáo Việt Nam thời Lý – Trần. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả khuyết danh đời Trần thế kỷ XIV. 2001. Việt Sử lược. Trần Quốc Vượng dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Thuận Hóa, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

Thiền uyển tập anh. 1976. Lê Mạnh Thát dịch. Sài Gòn: Nhà xuất bản Đại học Vạn Hạnh.

Trần Nghĩa. 2010. “Quá trình hội nhập Nho – Phật – Lão hay sự hình thành tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam”. Tạp chí Triết học 1(224):23-30.

Trần Thái Tông. 1972. Nguyễn Đăng Thục dịch và chú thích. Khoá hư lục. Sài Gòn: Nhà xuất bản Khuông Việt.

Viện Văn học. 1977. Thơ văn Lý - Trần. Tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Viện Văn học. 1989. Thơ văn Lý - Trần. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i6.6176

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172