Đối thoại liên văn hóa từ Những đêm trắng của Fyodor Dostoevsky đến Người yêu dấu của Sanjay Leela Bhansali
Abstract
Bài viết này tiếp cận vấn đề cải biên như một phương thức dịch thuật, cụ thể là dịch liên kí hiệu. Đây là hướng tiếp cận tác phẩm văn học và bộ phim cải biên không mới trên thế giới nhưng chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam. Thông qua việc phân tích một cách hệ thống những chuyển dịch về hình tượng nghệ thuật và cấu trúc tự sự từ văn bản nguồn đến văn bản đích, chúng tôi bước đầu đưa ra những diễn giải về ý nghĩa của sự chuyển dịch đó. Trong bài viết, chúng tôi lựa chọn đối tượng là truyện vừa Những đêm trắng (1848) của Fyodor Dostoevsky và phiên bản cải biên Người yêu dấu (2007) của đạo diễn Sanjay Leela Bhansali, từ đó xem xét sự chuyển dịch văn hóa từ bối cảnh xã hội Nga thế kỷ XIX sang bối cảnh Ấn Độ đương đại. Chúng tôi nhấn mạnh chiến lược bản địa hóa của đạo diễn thông qua các mã văn hóa đặc trưng của Ấn Độ trong bộ phim đó là: Câu chuyện tình yêu lãng mạn, không - thời gian phố Đèn đỏ, sự hòa hợp tôn giáo và thể loại phim múa hát Masala.
Ngày nhận 16/10/2019; ngày chỉnh sửa 06/02/2020; ngày chấp nhận đăng 28/02/2020
Keywords
References
Các phim khảo sát
Visconti, Luchino. 1957. “Những đêm trắng (Le Notti Bianche)”. (https://www.imdb.com/title/tt0050782/?ref_=nv_sr_2?ref_=nv_sr_2). Truy cập tháng 9 năm 2019.
Bresson, Robert. 1971. “Bốn đêm của kẻ mộng mơ (Four Nights of a Dreamer)”. (https://www.imdb.com/title/tt0067641/?ref_=nv_sr_2?ref_=nv_sr_2). Truy cập tháng 9 năm 2019.
Bhansali, Sanjay Leela. 2007. “Người yêu dấu (Saawariya)”. (https://www.imdb.com/title/tt0758053/?ref_=nv_sr_2?ref_=nv_sr_2). Truy cập tháng 8 năm 2019.
Tài liệu trích dẫn
Benjamin, Walter. 1997. “The Translator’s Task”. Traduction, terminologie, rédaction. 10(2): 207-233.
Burry, Alexandre. 2011. Multi-Mediated Dostoevsky: Transposing Novels into Opera, Film, and Drama. Illinos: Northwestern University Press.
Dostoevsky, F. 2017. Những đêm trắng (Nguyễn Mạnh Hùng dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.
Dostoevsky, F. 1987. Белые ночи. Москва. Издательство “советская Россия”. (Dostoevsky, F. 1987. Những đêm trắng. Moskva: Nhà xuất bản Nước Nga Xô Viết).
Đức Ninh. 2013. “Tính huyền bí của văn hóa Ấn Độ”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (http://vhnt.org.vn/tin-tuc/the-gioi-van-hoa/28567/tinh-huyen-bi-cua-van-hoa-an-do). Truy cập tháng 8 năm 2019.
Hutcheon, Linda. 2006. “A Theory of Adaptation. Routledge”. Newyork. (https://www.academia.edu/11800036/Linda_Hutcheon_A_Theory_of_Adaptation). Truy cập tháng 12 năm 2019.
Lê Huy Bắc. 2019. Ký hiệu và liên ký hiệu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Lynch, Owen. 1990. “Divine Passions: The Social Construction of Emotion in India”. Berkeley: University of California Press (http://ark.cdlib.org/ark:/13030/ft296nb18c). Truy cập tháng 8 năm 2019.
Meyer, Ronald. 2016. “Dostoevskii’s “White Nights”: The Dreamer Goes Abroad”. PP. 40-63 in Border Crossing: Russian Literature into Film, edited by Alexander Burry and Frederick H. White. Edinburgh: Edinburgh University Press.
Mezhuev, V.M. 2012. Tư tưởng văn hóa - Khái luận về triết học văn hóa (Hoàng Thu Hương, Dương Công Thao dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Phạm Gia Lâm. 2018. “Mô hình nhân cách thiên sứ: từ tư tưởng cứu thế Nga đến văn học”. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu 10 (217): 43-54.
Phạm Vĩnh Cư. 2007. “Dostoevsky - Sự nghiệp và di sản”. Trang 175-241 trong Giao lưu và sáng tạo. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Tống Hoa. 2015. “Những thiên đường mại dâm nổi tiếng ở Ấn Độ”. Tri thức trực tuyến Zing.vn (https://news.zing.vn/nhung-thien-duong-mai-dam-noi-tieng-o-an-do-post561996.html). Truy cập tháng 9 năm 2019.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i1.538
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172