Vai trò của cộng đồng Tin Lành trong một số hoạt động kinh tế của tín đồ ở Hà Nội

Trần Thị Phương Anh

Abstract


Ở Việt Nam những năm qua, đạo Tin Lành không chỉ có sự phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người dân tộc thiểu số cư trú tại các vùng miền núi mà còn có sự phát triển đáng ghi nhận nơi đô thị. Ở phạm vi Thủ đô Hà Nội, cộng đồng Tin Lành ngày càng đa dạng hóa và gia tăng về số lượng, đồng thời thể hiện rõ hơn vai trò hỗ trợ thành viên trong đời sống tôn giáo và thế tục trong đó có hoạt động kinh tế. Cộng đồng này - nhìn như một loại mạng lưới quan hệ xã hội cấu thành từ các cá nhân có chung niềm tin vào Chúa Trời - có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế của tín đồ? Đây là câu hỏi mà nghiên cứu này tìm cách trả lời. Dù chủ đề này đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, nhưng còn thiếu những khảo cứu chuyên sâu. Bài viết này, tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các lý thuyết được phát triển gần đây về vốn xã hội và tập trung vào cộng đồng tín đồ thuộc một số Hội thánh Tin Lành ở Hà Nội để phân tích và qua đó làm rõ các phương diện khác nhau về vai trò mà một cộng đồng tôn giáo ở đô thị thể hiện đối với các thành viên của mình trong những hoạt động kinh tế thuộc về đời sống thế tục.

Ngày nhận 10/10/2019; ngày chỉnh sửa 18/12/2019; ngày chấp nhận đăng 28/02/2020


Keywords


Tin Lành; cộng đồng Tin Lành; vốn xã hội; Hà Nội.

References


Bourdeaux, Pascal. 2019. “Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á: Bối cảnh của một vấn đề mang tính thời sự khu vực”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 2: 69-93.

Câu lạc bộ Kinh doanh A&B. 2018 “Liệu con lạc đà có chui qua lỗ kim được không”. Câu lạc bộ Kinh doanh A&B. (https://www.clbdoanhnhanab.com/hoat-dong/li%E1%BB%87u-con-l%E1%BA%A1c-%C4%91%C3%A0-c%C3%B3-chui-qua-l%E1%BB%97-kim-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%C3%B4ng). Truy cập tháng 10 năm 2018.

Đinh Thị Thơm. 2009. “Về đo lường vốn xã hội”. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội 7: 30-37

Harari Noah Yuval. 2018. Sapiens Lược sử loài người. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Hoàng Văn Chung, Trần Thị Phương Anh. 2018. “Tác động của đạo Tin Lành đến kinh tế ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam 12: 60-70.

Lê Văn Thái. 1971. Bốn mươi sáu năm chức vụ. Sài Gòn: Cơ quan xuất bản Tin Lành.

Nguyễn Đức Chiện. 2013. “Vốn xã hội cho sự phát triển của Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam 7: 42-49.

Nguyễn Quang Hưng. 2019. “Đạo Tinh Lành và kinh tế (Qua phân tích quan niệm của M. Weber)”. Trang 157-171 trong sách Đạo Tin lành những dấu ấn lịch sử và hiện tại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.

Nguyễn Tuấn Anh. 2011. “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn hiện nay”. Bài trình bày tại Hội thảo quốc tế: Đóng góp của Khoa học Xã hội - Nhân văn trong phát triển kinh tế-xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Trang 557-565.

Nguyễn Thị Minh Ngọc. 2014. “Mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ở Tây Nguyên từ góc nhìn vốn xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo 8: 44-51.

Weber Max. 2017. Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v6i1.536

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172