Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Di Linh)

Lê Thị Nhuấn, Ngô Thị Thu, Đoàn Thị Thanh Nga

Abstract


Bài viết nghiên cứu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng (trường hợp tại huyện Di Linh) từ các tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh và giá trị lịch sử - văn hóa của địa danh. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp như phỏng vấn sâu có chủ đích 10 người để thu thập các địa danh liên quan đến địa lý, văn hóa của tộc người Cơ-ho và dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu như sách, báo, tạp chí, v.v.. Kết quả cho thấy, các địa danh thuộc loại hình tự nhiên thường được định danh một cách trực tiếp thông qua các đặc điểm của chúng; một số địa danh chỉ đơn vị dân cư thường được định danh một cách gián tiếp thông qua tên gọi của các đối tượng thuộc loại hình địa danh tự nhiên. Qua địa danh sẽ là những chứng cứ quan trọng chỉ ra quá trình di trú của người Cơ-ho trong lịch sử và phản ánh những thay đổi địa giới hành chính trên địa bàn cũng như quá trình tiếp xúc văn hóa giữa tộc người Cơ-ho với các tộc người khác trên địa bàn nghiên cứu.

Ngày nhận 30/9/2022; ngày chỉnh sửa 20/10/2022; ngày chấp nhận đăng 30/12/2022

DOI.......................................



Keywords


địa danh; giá trị lịch sử - văn hóa; ngôn ngữ Cơ-ho; Di Linh; Lâm Đồng.

References


Aleksandra Vasilyevna Superanskaya. 2002. Địa danh học là gì (Đinh Lan Hương dịch, Nguyễn Xuân Hoà hiệu đính). Hà Nội.

Bộ tài Nguyên và Môi trường Việt Nam. 2007. “Quyết định về việc ban hành quy định quy chuẩn hóa địa danh Việt Nam phục vụ công tác lập bản đồ” (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-271-QD-BTNMT-chuan-hoa-dia-danh-Viet-Nam-110042.aspx). Truy cập ngày 20/9/2022.

Cục Thống kê Lâm Đồng. 2020. Tổng điều tra dân số và nhà ở Lâm Đồng năm 2019. Lâm Đồng.

Cục Thống kê Lâm Đồng. 2021. Niên giám thống kê. Lâm Đồng.

Lê Trung Hoa. 2006. Địa danh học Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Lê Thị Nhuấn. 2022. “Nhật ký điền dã đề tài Địa danh nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Đà Lạt năm 2022. Đà Lạt.

Nguyễn Công Đức, Nguyễn Văn Lập. 2015. “Địa danh học Việt Nam: những vấn đề cần bàn”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống 4 (234): 1-5.

Nguyễn Hữu Hoành. 2015. Địa danh có nguồn gốc tiếng Cơ Tu ở Quảng Nam. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống 8 (238): 80-85.

Nguyễn Văn Hiệu. 2005. “Những địa danh gốc Hán ở một số vùng dân tộc Mông - Dao ở Việt Nam (Trên cứ liệu địa danh hành chính tỉnh Lào Cai)”. Tạp chí Ngôn ngữ 11 (198): 43-52.

Nguyễn Đức Tồn. 2002. Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Tuấn Triết. 2007. Tây Nguyên những chặng đường lịch sử-Văn hóa. Khoa học Xã hội.

Nguyệt Trịnh. 2021. “Djiring - Di Linh: Lịch sử hình thành” (https://lamdong.gov.vn/sites/dilinh/gioithieu/SitePages/lich-su-phat-trien.aspx. Truy cập ngày 16/9/2022).

Trần Thị Thu Lương. 2020. “Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ hòa nhập văn hoá Đại Việt-Chămpa”. Science & Technology, 13(X2-2010): 21-27.

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt (2008). Địa chí Đà Lạt. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i1b.4984

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172