Những tiêu chí lựa chọn thơ ca hay là những định hướng cho nền thi học Đại Việt thế kỷ XV qua bộ thi tuyển đầu tiên - Việt âm thi tập

Phạm Vân Dung

Abstract


Việt âm thi tập 越 音 詩 集  là bộ thi tuyển mang tính quan phương, mở đầu cho lịch sử biên soạn thi tuyển ở nước ta, tập hợp thơ ca chữ Hán của nhiều tầng lớp trong xã hội, trải các triều Trần, Hồ, Lê sơ. Những nghiên cứu về bộ thi tuyển này chủ yếu mới dừng ở góc độ văn bản học, hoặc những giới thiệu sơ lược về giá trị chung của tác phẩm, hoặc một vài khía cạnh về phương diện thi học. Bài viết tập trung phân tích các bài tựa, biểu, kết hợp đối chiếu với tổng thể nội dung của sách nhằm làm rõ những tiêu chí tuyển chọn thơ ca, sự vận động trong nhận thức về thi học của các đồng biên tập cho việc biên soạn Việt âm thi tập nói riêng cũng như những định hướng cho nền thi học Đại Việt thế kỷ XV nói chung.

Ngày nhận 20/9/2018; ngày chỉnh sửa 04/4/2019; ngày chấp nhận đăng 28/6/2019


Keywords


Việt âm thi tập; Phan Phu Tiên; Chu Xa; Nguyễn Tấn; thi học Đại Việt thế kỷ XV

References


Đào Phương Bình, Phạm Đức Duật, Trần Nghĩa ,Trần Lê Sáng, Đào Thái Tôn, Nguyễn Đức Vân,Nguyễn Đức Vỹ. 1978. Thơ văn Lý – Trần, tập III. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Đoàn Lê Giang. 2017. “Xuân nhật tức sự - hành trình đi tìm tác giả bài thơ”. Tạp chí Xưa và Nay 479: 23 – 26.

Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá. 2004. Từ điển Văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Hà Thiên Niên. 2004. “Lược khảo về thư tịch cổ Việt Nam du nhập vào Trung Quốc”, Hoàng Phương Mai dịch. Tạp chí Hán Nôm 1: 31 – 35.

Ngô Sĩ Liên. 1998a. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1. Ngô Đức Thọ dịch và chú thích. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Ngô Sĩ Liên. 1998b. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2. Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Văn Hỷ,Trần Thị Băng Thanh,Phạm Tú Châu. 1989. Thơ văn Lý-Trần, tập II quyển thượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Thanh Tùng. 2009. “Về lai lịch bài thơ Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục vẫn được xem là của Hồ Quý Ly” Trang 1014-1027 trong sách Thông báo Hán Nôm 2009. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Nguyễn Thanh Tùng. 2017. “Những khả năng giao lưu văn học, văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á thời tiền hiện đại nhìn từ sự lưu truyền của một bài thơ chữ Hán trong khu vực” Trang 9-27 trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Việt Nam-Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Oanh. 2013. “Việt âm thi tập-một công trình biên tập, khảo chứng công phu của người xưa” Trang 539-556 trong Thông báo Hán Nôm học năm 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Phạm Văn Khoái. 2013. “Cách gọi “Việt âm” trong phức thể danh xưng “Việt âm thi tập” từ góc nhìn của ngữ văn học chữ Hán Việt Nam trung đại”. Tạp chí Hán Nôm 5: 26 – 35.

Trần Văn Giáp. 1990. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Phan Phu Tiên, Chu Xa, Nguyễn Tấn. 1729. Việt âm thi tập, kí hiệu A.1925, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Phó Tuyền Tông, Hứa Dật Dân, Vương Học Thái, Đổng Nãi Bân, Ngô Tiểu Lâm.1999. Trung Quốc thi học đại từ điển. Chiết Giang: Chiết Giang Giáo dục xuất bản xã.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172