Vị thế của Việt Nam trong Chuỗi giá trị toàn cầu

Nguyễn Việt Khôi, Shashi Kant Chaudhary

Abstract


Bài viết phân tích cách Việt Nam kết nối với mạng lưới sản xuất quốc tế, và cách thức kết nối đó đã tác động đến vị thế của các ngành có liên quan đến Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC). Phân tích cho thấy Việt Nam chuyên về các hoạt động sản xuất trong các công đoạn của một dây truyền lắp ráp, chế biến sản phẩm. Do đó, sự tham gia GVC ngày càng tăng lên dẫn đến các liên kết ngược đặc biệt là trong các ngành máy tính, điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm, đồ uống, và các ngành công nghiệp điện máy. Ngoài ra, có sự phổ biến của các công ty nước ngoài trong các kênh phân phối và tiếp thị của các ngành công nghiệp tích hợp cao. Do đó, để tăng trưởng kinh tế dẫn đầu xuất khẩu bền vững, chiến lược lắp ráp của Việt Nam sẽ gắn liền với chiến lược phát triển năng lực công nghiệp bản địa và nền tảng công nghệ quốc gia. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cấp các hoạt động của mình dọc theo các chuỗi giá trị dưới các hình thức nâng cấp sản phẩm, nâng cấp quy trình, nâng cấp chức năng và nâng cấp ngành để có thể chuyển đổi vai trò của mình, từ “đại lý lắp ráp” thành “nhà sản xuất bản địa”.

Ngày nhận 11/3/2019; ngày chỉnh sửa 05/4/2019; ngày chấp nhận đăng 28/6/2019


Keywords


khoảng cách đến nhu cầu cuối cùng; liên kết ngược; liên kết phía trước; Chuỗi giá trị toàn cầu; tham gia GVC

References


Ahmad, Nadim. 2013. “Estimating trade in value-added: why and how.” pp. 85-108 in Global value chains in a changing world, edited by D.K. Elms and P. Low. Geneva: WTO Publications.

Fally, Thibault. 2012. “On the Fragmentation of Production in the US.” University of Colorado-Boulder mimeo, October. (https://editorialexpress.com/cgi-bin/conference/download.cgi?db_name=MWITSpring2012&paper_id=99). accessed in January 2018.

GSO. 2017. Vietnam’s Exports and Imports of Goods – International Integration and Development (2005-2015). Hanoi: General Statistics Office (Tổng Cục Thống Kê).

Herr, Hansjörg; Schweisshelm, Ervin; Truong, Vu M. 2016. “The integration of Vietnam in the global economy and its effects for Vietnamese economic development.” Working paper (No. 44). Geneva: Global Labour University, International Labour Office.

Koopman, Robert; Powers, William; Wang, Zhi; Wei, Sang J. 2010. “Give Credit Where Credit is Due: Tracing Value Added in Global Production Chains.” NBER Working Paper (No. 16426). Cambridge: National Bureau of Economic Research.

Kowalski, Przemyslaw; Gonzalez, Javier L.; Ragoussis, Alexandros; Ugarte, Cristian. 2015. “Participation of Developing Countries in Global Value Chains: Implications for Trade and Trade Related Policies.” OECD Trade Policy Papers (No. 179). Paris: OECD Publishing.

Nakamura, David. 2016. “Buoyed by U.S. firms, Vietnam emerges as an Asian Manufacturing Powerhouse.” Washington Post (21 May). (https://www.washingtonpost.com/politics/buoyed-by-us-firms-vietnam-emerges-as-an-asian-manufacturing-powerhouse/2016/05/21/6f117876-1b6a-11e6-b6e0-c53b7ef63b45_story.html?utm_term=.96b6c8b788d1). access in January 2018.

OECD. 2014. Global Value Chains: Challenges, Opportunities and Implications for Policy. Paris: Organisation for Economic Co-operation and Development.

OECD. 2017. “Estimating GVC Participation in the Agriculture and Food Sectors.” Joint Working Party on Agriculture and Trade (TAD/TC/CA/WP -2016). Paris: Organisation for Economic Co-operation and Development.

OECD.stat. 2017. Trade in value added (TiVA): Database (2016 edition). Paris: Organisation for Economic Co-operation and Development.

Taglioni, Daria; Winkler, Deborah. 2016. Making Global Value Chains Work for Development. Washington D.C.: World Bank.

Xing, Yuqing; Detert, Neal. 2010. “How the iPhone Widens the United States Trade Deficit with the People’s Republic of China.” ADBI Working Paper Series (No. 257). Tokyo: Asian Development Bank Institute.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172