Dấu hiệu chuyển mình của văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX qua sự vay mượn sáng tạo Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên trong tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu

Tạ Thị Thanh Huyền

Abstract


Trong tác phẩm Hà Hương phong nguyệt - tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên viết về đề tài tính dục và gây ra một cuộc tranh luận lớn trong giới văn chương Nam Bộ đầu thế kỷ XX - người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nhiều dấu vết ảnh hưởng của cả Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên. Xuất phát từ quan niệm nhân sinh và tư duy nghệ thuật mới mẻ, Lê Hoằng Mưu đã vận dụng linh hoạt các chất liệu vay mượn từ hai truyện Nôm vốn trái ngược nhau này để tạo nên các nhân vật phức tạp, đa chiều, có mâu thuẫn nội tâm, bị chi phối bởi bản năng và dễ dàng đầu hàng nghịch cảnh. Nói cách khác, đó chính là những “phản nhân vật” của các mẫu hình nhân vật lý tưởng trong truyện Nôm truyền thống, đặc biệt là truyện Nôm đạo lý Lục Vân Tiên. Sự sáng tạo của Lê Hoằng Mưu còn bộc lộ qua cách ông thay đổi số phận của các nhân vật, cả chính diện lẫn phản diện, khi để cho họ tự kết thúc cuộc đời trong sự sám hối của bản thân. Với cách làm này, ông đã đạt được đóng góp quan trọng là tái tạo di sản văn chương của quá khứ để bước đầu tạo dựng nền móng cho nền văn học hiện đại.  

Ngày nhận 30/7/2018; ngày chỉnh sửa 14/1/2019; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019


Keywords


truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều; sự vay mượn; cám dỗ sắc dục; phản nhân vật.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Bằng Giang. 1992. Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 - 1930. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Hoằng Mưu. 2018. Hà Hương phong nguyệt - tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ và bị chính quyền thuộc địa tịch thu, tiêu hủy. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ.

Murat Kadiroğlu. 2017. “A genealogy of antihero”. Journal of Ankara Üniversitesi Dil ve Tarih-Coğrafya Fakültesi Dergisi, vol 52 (2). Ankara University.

Nguyễn Du. 2013. Truyện Kiều: Bản Unesco Quốc ngữ - Nôm đối chiếu. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.

Nguyễn Đình Chiểu. 1997. Nguyễn Đình Chiểu toàn tập Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Phan Mạnh Hùng. 2016. “Cuộc bút chiến năm 1923 xung quanh tiểu thuyết của Lê Hoằng Mưu”. Tạp chí Xưa và nay 470: 55-59.

Simmons, David. 2008. The Anti-hero in the American Novel. New York: Palgrave Macmillan.

Trần Văn Toàn. 2009. “Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỉ 20 đến 1945)”. Trang web Khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. (http://khoavanhoc.edu.vn/index.php/hoi-thao-khoa-hoc/70-gii-trong-vn-hc-va-ngon-ng-hc-29-4-2009/145-dienngon-tinhduc-vanxuoi-nghethuat-vietnam). Truy cập tháng 6/2018.

Võ Văn Nhơn. 2005. “Bước đầu khảo sát tư liệu và đánh giá tiểu thuyết Lê Hoằng Mưu”. Hà Nội: Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 31:43-49.

Võ Văn Nhơn. 2006. “Lê Hoằng Mưu - nhà văn của những thử nghiệm táo bạo đầu thế kỷ XX”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu văn học 7:26-35.

Võ Văn Nhơn. 2018. “Hà Hương Phong Nguyệt - tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ”. Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ An. http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/ha-huong-phong-nguyet-tieu-thuyet-quoc-ngu-dau-tien-cua-nam-bo). Truy cập tháng 6 năm 2018.

Wikipedia. “List of fictional anti-heroes”. (https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_fictional_antiheroes). Truy cập tháng 6/2018.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172