Hệ giá trị của thanh niên và mối quan hệ của nó với mức độ thực hiện hành vi ủng hộ xã hội

Nguyễn Tuấn Anh

Abstract


Giá trị là một trong những khái niệm trung tâm của tâm lý học và được quan niệm là những mục tiêu, những điều quan trọng mà con người hướng đến trong cuộc sống, có vai trò định hướng dẫn dắt hành vi của con người. Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu và lý giải mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội (UHXH) của con người. Các nghiên cứu này thường tập trung trả lời các câu hỏi: Loại giá trị nào liên quan đến hành vi nào? Tất cả các giá trị hay chỉ có một số giá trị nhất định mới liên quan đến hành vi? Và liệu mối quan hệ này có điểm giống hay khác nhau khi nghiên cứu cùng một vấn đề nhưng trên các khách thể khác nhau và trong các bối cảnh văn hóa khác nhau hay không? Bài viết này sẽ trả lời những câu hỏi đó bằng việc trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên khách thể thanh niên. Thông qua kết quả nghiên cứu có thể thấy, bước đầu chúng ta đã nhận diện được hệ giá trị của thanh niên theo Lý thuyết của Schwartz. Qua đó chúng ta thấy rằng, thanh niên hiện nay đang coi trọng nhất giá trị: An toàn cá nhân; Sự tin cậy; Công bằng, bình đẳng; Sự quan tâm, chăm sóc; Tự chủ trong suy nghĩ. Những yếu tố như giới tính; nghề nghiệp; khu vực sinh sống; mức sống có ảnh hưởng đến sự lựa chọn giá trị của thanh niên. Thanh niên trong mẫu khảo sát thực hiện hành vi UHXH ở mức trung bình. Về mối quan hệ giữa giá trị và hành vi UHXH, kết quả nghiên cứu cho thấy, bất kỳ giá trị nào cũng có thể có mối quan hệ với mức độ thực hiện hành vi UHXH. Những giá trị có tương quan mạnh nhất với hành vi UHXH bao gồm: Khoan dung; Phổ quát thiên nhiên; Sự quan tâm, chăm sóc; Truyền thống và Khiêm nhường. Đại giá trị “Tự Siêu việt” và “Bảo tồn” là hai đại giá trị (hai thiên hướng giá trị) có mối quan hệ chặt chẽ nhất với mức độ thực hiện hành vi UHXH của thanh niên. Tìm hiểu tác động của các giá trị/nhóm giá trị đến hành vi UHXH cho thấy, các giá trị Khoan dung; Phổ quát thiên nhiên; Khiêm nhường; An toàn xã hội; Truyền thống; Thành đạt và Kích thích, khám phá có khả năng dự báo/ thúc đẩy hành vi UHXH. Như vậy, có thể thấy rằng, những hành vi ủng hộ xã hội này đã phần nào được dẫn dắt bởi hệ giá trị mà thanh niên coi trọng.

Ngày nhận 07/8/2018 ngày chỉnh sửa 25/12/2018; ngày chấp đăng 28/12/2018

https://doi.org/10.33100/tckhxhnv4.3b.NguyenTuanAnh


Keywords


hệ giá trị; lý thuyết giá trị của Schwartz; hành vi ủng hộ xã hội; thanh niên.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Allport G. W. 1961. Pattern and Growth in Personality. Fort Worth TX: Harcourt College Publisher.

Batson, C. D. 1987. “Prosocial motivation: Is it ever truly altruistic?” In L.Berkowitz (Ed.), Advances in Experimental Social Psychology 20: 65–122.

Brandtzæg P.B., Heim J. 2009. “Why People Use Social Networking Sites. In: Ozok A.A., Zaphiris P” (eds) Online Communities and Social Computing. OCSC 2009. Lecture Notes in Computer Science, vol 5621. Springer, Berlin, Heidelberg

Caprara, G. V., & Steca, P. 2007. “Prosocial agency: The contribution of values and self-efficacy beliefs to prosocial behavior across ages”. Journal of Social and Clinical Psychology 26 (2), 218-239.

Doran, C. J., & Littrell, R. F. 2013. “Measuring mainstream US cultural values”. Journal of Business Ethics 177: 261-280.

Georgas J., Berry J.W., Van de Vijver F.J.R., Kagitçibasi C. & Poortinga Y.H. 2006. Families across cultures: A 30-nation psychological study. New York: Cambridge University Press.

Kenrick, D. T., Maner, J. K., Butner, J., Li, N. P., Becker, D. V., & Schaller, M. 2002. “Dynamical evolutionary psychology: Mapping the domains of the new interactionist paradigm”. Personality and Social Psychology Review (6): 347–356.

Knafo A, Israel S, Ebstein RP. 2011. “Heritability of children’s prosocial behavior and differential susceptibility to parenting by variation in the dopamine receptor D4 gene”. Development and Psychopathology 23: 53–67.

Kristiansen, C. M, & Hotte, A. M. 1996. “Morality and the self: Implications for the when and how of value— attitude-behavior relations”.

Levine, M., & Levine, A. 1992. Helping children: A social history (2nd Ed). New York, NY: Oxford University Press.

Lonnqvist, J., Leikas, S., Paunonen, S., Nissinen, V., & Verkasalo, M. 2006. “Conformism moderates the relations between values, anticipated regret, and behavior”. Personality and Social Psychology Bulletin 32 (11): 1469-1481.

McClelland, D. C. 1985. Human motivation. Glenview, IL: Scott, Foresman.

Moskvicheva, N., Bordovskaia, N., & Darinskaya, L. 2015. “Role of Students and Supervisors Interaction in Research Projects: Expectations and Evaluations”. Procedia- Social and Behavioral Sciences 171: 576-583.

Rokeach, M. 1973. The nature of human values. New York: Free Press.

Sagiv, L., Sverdlik, N., & Schwarz, N. 2011. "To compete or to cooperate? values' impact on perception and action in social dilemma games". European Journal of Social Psychology 41 (1), 64-77.

Schwartz, S. H., & Bardi, A. 2001. "Value hierarchies across cultures: Taking a similarities perspective". Journal of Cross Cultural Psychology 32: 268-290.

Schwartz SH., Jan C., Michele V., Eldad D., Ronald F., Beierlein C, Ramos A., Verkasalo M., Lönnqvist J.E, Demirutku K., Dirilen-Gumus O., Konty M. 2012. Refining the theory of basic individual values. Journal of Personality and Social Psychology Vol. 103. Issue 4.

Schwartz, S. H. 1992. “Universals in the content and structure of values: Theory and empirical tests in 20 countries”. In M. Zanna (Ed.) Advances in Experimental Social Psychology 25: 1-65, New York: Academic Press.

Schwartz S.H. & Rubel T. 2005. “Sex Differences in Value Priorities: Cross-Cultural and Multimethod Studies”. Journal of Personality and Social Psychology 89: 1010 – 1028.

Schwartz, S. J. 2007a. “The structure of identity consolidation: Multiple correlated constructs or one superordinate construct?”. International Journal of Theory and Research 7: 27-49.

Schwartz, S.H. 2007b. “Cultural values in organisations: insights for Europe”. European J. International Management 1(3): 176–190.

Schwartz, S. J. 2008. “Self and identity in early adolescence: Some reflections and an introduction to the special issue”. Journal of Early Adolescence 28: 5-15.

Schwartz, S. H. 2010. “Basic values: How they motivate and inhibit prosocial behavior. In M. Mikulincer & P. Shaver (Eds.)”. Prosocial motives, emotions, and behavior: The better angels of our nature: 221-241, Washington: American Psychological Association Press.

Sosik, J. J., Kahai, S. S., & Piovoso, M. J. 2009. “Silver bullet or voodoo statistics? A primer for using partial least squares data analytic technique in group and organization research”. Group & Organization Management 34 (1): 5–36.

Stern, P. C., Dietz, T., Abel, T., Guagnano, G. A., & Kalof, L. 1999. "A value-belief-norm theory of support for social movements: The case of environmentalism". Human Ecology Review 6: 81–95.

Trương Thị Khánh Hà. 2015. “Hệ giá trị của người trưởng thành Việt Nam theo lý thuyết của Schwartz”. Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn tập 1 (số 2): 114-126.

Wood, W., & Eagly, A. H. 2002. “A cross-cultural analysis of the behavior of women and men: implications for the origins of sex differences”. Psychological bulletin 128(5): 699-727.

Wulff, D. M. 1991. Psychology ofreligion: Classic and contemporary views. New York: Wiley.

Valian, V. 1998. Why So Slow? The Advancement of Women. Cambridge, MA: The MIT Press.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172