Lạc Việt: từ tộc danh đến căn tính tộc người

Đinh Hồng Hải

Abstract


Lạc Việt (駱越 hay 雒越, phiên âm: Luo Yue) là một tộc danh (Ethnonym) được sử dụng phổ biến cả ở Trung Quốc và Việt Nam. Cho đến cuối thế kỷ XX, nghiên cứu về Lạc Việt dưới các góc nhìn của lịch sử, thần thoại học, ngôn ngữ học hay văn hóa học vẫn còn những tranh luận chưa có hồi kết về nguồn gốc, hay đúng hơn là về danh từ riêng Lạc Việt. Vì vậy, để trả lời câu hỏi người Lạc Việt là ai chúng ta cần có thêm những góc nhìn mới và cập nhật trong bối cảnh phát triển vô cùng nhanh chóng của nền khoa học thế giới. Trong khoa học tự nhiên, cùng với cách thức phân loại nhân chủng như đo hộp sọ (Cranium), việc tìm hiểu nguồn gốc các tộc người ngày càng có thêm nhiều phương pháp hiện đại như công nghệ DNA hay nhân học phân tử. Trong khoa học xã hội, cùng với những thành tựu nghiên cứu của sử học, khảo cổ học và ngôn ngữ học đã được công bố, ngày càng có thêm nhiều công cụ mới để chúng ta có thể nhìn rõ hơn về quá khứ. Một số hướng tiếp cận lý thuyết mới đó sẽ được nghiên cứu này đặt ra để nhìn nhận lại vấn đề Lạc Việt trong bối cảnh phát triển của nền khoa học thế giới.

Nghiên cứu này đặt từ tố Lạc Việt trong vai trò tên được gọi (exonym) qua tư liệu mà người Hán đã dùng để gọi một cộng đồng được gọi là Lạc Việt ở khu vực Nam Trung Hoa hơn 2000 năm trước trong sự đối sánh với tên tự gọi (Autonym) của người Việt từ khi giành được độc lập trong hơn 1000 năm qua. Từ đó, đặt tên được gọi Lạc Việt trong một khu vực địa lý rộng lớn bao trùm cả Việt Nam và Trung Quốc thời cổ đại. Đồng thời, xem xét tên tự gọi Lạc Việt như một quá trình quốc gia hóa và biểu tượng hóa nguồn gốc dân tộc Việt thời trung đại. Thông qua sự đối sánh nói trên, nghiên cứu này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa người Hán với một cộng đồng được gọi là Lạc Việt và quan điểm của người Việt về Lạc Việt dựa trên một số lý thuyết mới của James Scott (Zomia) và dân tộc biểu tượng luận (Ethnosymbolism) của Anthony Smith. Qua đó tìm hiểu căn tính tộc người (ethnicity)1 đã và đang tồn tại trong văn hóa của người Việt. Xa hơn, nghiên cứu này cũng mong muốn mở ra một góc nhìn mới về Lạc Việt từ Nhân học phân tử (Molecular anthropology).

Ngày nhận 19/9/2018; ngày chỉnh sửa 05/11/2018; ngày chấp nhận đăng 20/11/2018

DOI: https://doi.org/10.33100/tckhxhnv4.6.DinhHongHai


Keywords


Lạc Việt; căn tính tộc người; tên được gọi; tên tự gọi; lai tạp hóa; Zomia; dân tộc biểu tượng luận.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Adams, Kathleen M. 2003. “The politics of heritage in Tana Toraja, Indonesia: Interplaying the local and the global.” Indonesia and the Malay World March 2003. No. 31(89): 91-107.

Ban Cố. 32-92. Hán thư. History of the Former Han Dynasty https://ctext.org/han-shu. Access: Sep.14th 2018.

Benedict, Paul K. 1942. Thai, Kadai, and Indonesian: A New Alignment in Southeastern Asia, American Anthropologist, 4 ed., vol. 44, 576-601. New Jersey: Wiley-Blackwell.

Brindley, Erica. 2015. Ancient China and the Yue: Perceptions and Identities on the Southern Frontier, c. 400 BCE–50 CE. Cambridge: Cambridge University Press.

Conversi D. 2006. Nationalism and Ethnosymbolism: History, Culture and Ethnicity in the Formation of Nations: History, Culture and Ethnicity in the Formation of Nations. Edinburgh University Press.

Đào Duy Anh. 2005. Lịch sử cổ đại Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Đào Duy Anh. 2009. Hán Việt Từ điển giản yếu. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Đinh Hồng Hải. 2018. “The Myth of Hundred Eggs from Perspective of Ethnoecology,” International Conference: Ecologies in Southeast Asian Literatures: Histories, Myths and Societies, organized by ASLE-ASEAN in Hanoi from 26th-27th 1- 2018.

Haudricourt, André-Georges. 1954. “De l’origine des tons en vietnamien.” English translation by Marc Brunelle: “The origin of tones in Vietnamese”. Journal Asiatique 242: 69–82.

Lê Nguyễn K. 2017. “Kinh Việt và Lạc Việt: Chuyện kể từ nhân học phân tử,” Tạp chí Văn hóa Nghệ An.

Trong:http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/kinh-viet-va-lac-viet-chuyen-ke-tu-nhan-hoc-phan-tu. Truy cập: 19/9/2018.

Lê Tắc. 2002. An Nam Chí Lược (bản dịch của Trần Kinh Hòa và cộng sự). Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.

Ngô Sĩ Liên và các Sử thần nhà Lê. 1993. Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Đức Thọ biên dịch. Hà Văn Tấn hiệu đính. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội..

Lịch Đạo Nguyên (chú); Dương Thủ Kính, Hùng Hội Trinh sớ; Đoàn Hy Trọng điểm hiệu; Trần Kiều Dịch phúc hiệu; Nguyễn Bá Mão dịch (2005). Thủy kinh chú sớ. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

Lu Buwei (呂不韋) 291–235 BCE. Timing and Rulership in Master Lu's Spring and Autumn Annals /Lu Shi Chun Qiu (吕氏春秋) James Daryl Sellmann trans. State University of New York 2002.

Nguyễn Ngọc Thơ. 2011. “Nhận diện văn hóa Lạc Việt” (tr.87-137) trong Di sản lịch sử: Những hướng tiếp cận mới. Sách do Viện Harvard-Yenching-Hoa Kỳ hỗ trợ xuất bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới.

Nguyễn Xuân Quang. 2011. Lạc Việt Tráng (Chuang, Zhuang) và Lạc Việt Việt Nam. https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2011/07/29/l%E1%BA%A1c-vi%E1%BB%87t-trang-choang-ph%E1%BA%A7n-1/. Tuy cập: 15/9/2018.

Oppenheimer, S. 1999. Eden in the East The Drowned Continent of Southeast Asia, Phoenix.

Quốc Sử Quán triều Nguyễn.1998. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Viện Sử học biên dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Chu J. Y. et al., 1998. Genetic relationship of populations in China. Proceedings of the National Academy of the Sciences of the United States of America (PNAS) 95:11763-11768.

Hobsbawm, E. & Ranger, T. (Ed.) 2004. The Invention of tradition. Cambrridge University Press.

Lê Tắc soạn 1335. An Nam chí lược. UB phiên dịch sử liệu Việt Nam. Việt ĐH Huế dịch 1961.

Kiều Thu Hoạch. 2016. Góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới.

Tư Mã Thiên (Nhữ Thành dịch). 2003. Sử kí. Hà Nội: Nhà xuất bảnVăn học.

Richard Robinson. Molecular Anthropology, trong: https://www.encyclopedia.com/medicine/medical-magazines/molecular-anthropology. Truy cập: 11/10/2018.

Trần Gia Ninh. 2018. “Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt” trong Hành trình số phận: Dân tộc – Đất nước – Con người. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Trần Trí Dõi. 2017. “Trao đổi thêm về từ nguyên của yếu tố Lạc trong tổ hợp Lạc Việt.” Tạp chí Bảo tàng và nhân học số 2/2017. tr.41-53.

Smith, A. D. 2009. Ethno-symbolism and nationalism: A cultural approach. Routledge, N.Y.

Scott J. C. 2009. The Art of Not Being Governed. An Anarchist History of Upland Southeast Asia, Yale University Press.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v4i6.414

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172