Tác động của chính sách dân tộc đến sự dịch chuyển xã hội của các tộc người thiểu số

Phạm Minh Thế

Abstract


Dịch chuyển xã hội là sự chuyển động, thay đổi về thân phận, địa vị của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội, được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là sự can thiệp của hệ thống chính trị, đặc biệt là đối với sự dịch chuyển xã hội của các tộc người thiểu số trong một quốc gia dân tộc đa tộc người. Đây là vấn đề hết sức lý thú, bởi mỗi tộc người sẽ có bối cảnh sinh tồn khác nhau, và do đó, sự tác động của chính sách dân tộc từ hệ thống chính trị đến các tộc người cũng khác nhau, điều này làm cho sự dịch chuyển xã hội giữa các tộc người cũng khác nhau và đương nhiên là hệ quả của nó cũng khác nhau. Song, trình bày được toàn bộ sự dịch chuyển đó của xã hội tộc người dưới tác động của chính sách dân tộc trong cả diễn trình lịch sử sẽ là một ảo tưởng, bởi sự khó khăn về tư liệu và bởi chính sự sinh động của quá trình dịch chuyển đó. Bài viết này tập trung  trình bày những biểu hiện của dịch chuyển xã hội tộc người ở Việt Nam dưới tác động của chính sách dân tộc cả ở trong lịch sử lẫn hiện tại và thông qua những trường hợp cụ thể.

Ngày nhận 30/7/2018; ngày chỉnh sửa 19/9/2018; ngày chấp nhận đăng 10/10/2018


Keywords


chính sách dân tộc; dịch chuyển xã hội; xã hội tộc người; biến đổi tộc người.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng, PGS, TS. Lê Ngọc Thắng (chủ biên). 2011. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Đàm Thị Uyên. 2007. Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX), in lần thứ 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Đỗ Thiên Kính. 2018. Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Hoàng Chí Bảo (chủ biên). 2009. Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

OXFAM. 2018. Dịch chuyển xã hội và bình đẳng cơ hội tại Việt Nam: xu hướng và các yếu tố tác động. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Phạm Hồng Tung. 2017. "Tiếp cận di động xã hội trong nghiên cứu lịch sử xã hội và lịch sử chính trị Việt Nam", tr. 274-311, trong sách Lịch sử và văn hóa tiếp cận đa chiều, liên ngành, Nguyễn Văn Kim - Phạm Hồng Tung. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

Phạm Tất Dong. Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên). 2013. Xã hội học ấn bản mới nhất. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Trương Minh Dục, Trương Phúc Nguyên. 2018. "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình đẳng dân tộc ở Việt Nam". Tạp chí điện tử Tổ chức Nhà nước (http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010070/0/40357/). Truy cập tháng 9 năm 2018.

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi. 1995. Vấn đề dân tộc và chính sách Dân tộc của Đảng và nhà nước ta. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Uỷ ban Dân tộc. 2017. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 70 năm xây dựng và phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v4i2b.402

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172