Nghiên cứu xác định dòng sông Tiêu Tương cổ (Bắc Ninh) (qua phương pháp tiếp cận liên ngành)

Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Quang Anh

Abstract


Tiêu Tương là một dòng sông cổ có vị trí quan trọng đối với sự hình thành dân cư, phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của xứ Bắc-Bắc Ninh. Hiện nay dòng sông này đã bị bồi lấp gần hết, chỉ còn lại một số ao, đầm, hồ còn sót lại các làng xã. Qua một số cuộc khai quật khảo cổ học ở vùng Hà Bắc (cũ) vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX có thể thấy thấy, ngay từ sớm dòng sông này đã có vị trí trọng yếu trong việc hình thành dân cư và nối kết các trung tâm chính trị, văn hoá lớn của Đại Việt trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, đến nay, đa phần các tài liệu đều mô tả sông Tiêu Tương một cách hết sức sơ lược, nên rất khó để xác định dấu vết dòng chảy một cách chính xác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên cứ liệu sử học, các nguồn thư tịch cổ, hệ thống bản đồ cổ, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp tiếp cận liên ngành để tìm lại vết tích của sông Tiêu Tương; sau đó tái hiện lại dòng chảy của sông trên bản đồ hiện tại. Qua đó có thể đánh giá đúng vị trí trung tâm của Tiêu Tương trong việc kết nối giao thông, giao thương, chính trị và văn hoá giữa Thăng Long với Kinh Bắc và trong nội vùng Kinh Bắc.

Ngày nhận 02/02/2018; ngày chỉnh sửa 02/5/2018; ngày chấp nhận đăng 21/6/2018


Keywords


Sông Tiêu Tương; Diên Uẩn; quê hương nhà Lý

Full Text:

 Subscribers Only

References


Dương Mạnh Nghĩa. 2016. Đôi bờ Tiêu Tương. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Đại Đình xã địa bạ, bản chữ Hán, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Ký hiệu: 02971.

Đình Bảng xã địa bạ, bản chữ Hán, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Ký hiệu: 02990.

Ellis, R.J. 2004. Interdisciplinarity, Subject Centre for Languages, Linguistics and Area Studies in United Kingdom. (https://www.llas.ac.uk/resources/gpg/1430.html). Truy cập tháng 6 năm 2017.

Matthias Basedau và cộng sự. 2006. “Area Studies and Comparative Area Studies: Opportunities and Challenges for the GIGA German Institute of Global and Area Studies”. Presented at a workshop at the GIGA on 3 May, 2006.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. 1993. Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam dịch theo bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Quang Bắc, Nguyễn Hữu Tuấn, Hoàng Đức Việt. 2014. "Khai thác ảnh vệ tinh, bản đồ số và tài liệu định vị dòng Tiêu Tương cổ". Tạp chí Khảo cổ học 6 (2014): 64-70.

Nguyễn Quang Ngọc. 2018. Nông thôn và đô thị Việt Nam lịch sử, thực trạng và khuynh hướng biến đổi. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Trọng Thà. 2017. Sông Tiêu Tương - Lịch sử và huyền thoại. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Phạm Thị Thủy Chung. 2012. “Sông Tiêu Tương với văn hóa Kinh Bắc”. Bài đăng trên website của Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng, Khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM. (http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/tai-lieu-pho-cap-vhh/van-hoa-viet-nam/2249-pham-thi-thuy-chung-song-tieu-tuong-voi-van-hoa-kinh-bac.html). Ngày truy cập tháng 10 năm 2016

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2003a. Đồng Khánh địa dư chí. Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2003b. Đồng Khánh địa dư chí. Tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2006. Đại Nam nhất thống chí. Tập 4. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hoá.

Trần Quốc Vượng, Trần Đình Luyện, Nguyễn Ngọc Bích. 1981. Một Hà Bắc cổ trong lòng đất. Hà Bắc: Ty Văn hóa và thông tin Hà Bắc.

Trần Quốc Vượng, Trần Quốc Trị. 1976. "Đôi bờ Tiêu Tương buổi đầu thời đại Đồng thau (Hà Bắc)". Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1976: 241-245.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO), Viện Cao học Thực hành (EPHE). 2005. Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm. Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin. (Bia “Cổ Pháp điện tạo bi”. Ký hiệu: N02020-2022).

Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 2009. Địa Phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v4i3.361

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172