Trở lại vấn đề văn hóa Nam Á

Phan Hữu Dật

Abstract


Tóm tắt: Năm 1907 W. Schmidt trong một bài báo đăng tải trên tạp chí BEFEO, nêu lên sự tồn tại của ba ngữ hệ Nam Á, Nam Phương và Thái Bình Dương.Từ bài báo đó, các nhà khoa học nêu lên sự tồn tại của Văn hóa Nam Á. Sau hơn một thế kỷ tranh luận, ngày nay vẫn còn nhiều nhà khoa học tán thành quan điểm này.  Tuy nhiên sự phát triển của khoa học cho ta có cách tiếp cận mới. Tác giả bài báo cho rằng các dân tộc ở Nam Á có những yếu tố văn hóa giống nhau là do cùng sinh sống lâu dài, quan hệ qua lại trong một khu vực Lịch sử-Dân tộc học, hay còn gọi là Lịch sử-Văn hóa. Đông Nam Á (nơi các dân tộc nước ta sinh sống) ở cả hai vùng lục địa và hải đảo, đều có các dân tộc ở những mức độ khác nhau, thuộc cả hai ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo. Vì vậy, văn hóa Việt Nam không thể dừng lại ở văn hóa Nam Á, mà còn phải được gọi ở một cấp độ đặc điểm cao hơn là văn hóa Nam Phương.

Từ khóa: Văn hóa; Nam Á; Nam Phương; Thái Bình Dương; Đông Nam Á; Việt Nam.

-----

Abstract: The existence of the three linguistic families namely the Austroasian, the Austric and the Pacific was mentioned by W. Schmidt in the BEFEO Journal in 1907. Based on that essay, scientists have analyzed the existence of the Austroasian culture.  Over the past century of debates, nowadays many scientists are in favor of his point of views.  However, the development of science has opened new approach in looking at the issue. According to W. Schmidt, people in South Asia have similar cultural factors due to their long-term interacts within the historic ethnographical region, or in another word - the cultural history.  The exist different peoples of different levels with both Austroasian and Austronesian languages in South-East Asia where Vietnamese people live in both main land and island regions. Therefore, the Vietnamese culture is not only reflecting the Austroasian culture but it should be seen at a wider scope, i.e. the Austric.


Keywords


văn hóa; văn hóa Nam Á; Phan Hữu Dật

References


A. Meillet, M. Cohen. 1924. Các ngôn ngữ thế giới (tiếng Pháp). Tr. 386.

A. S. Tricôbava. 1953. Dẫn luận ngôn ngữ học. Mạc-tư-khoa (tiếng Nga). Phần I, Tr. 229.

"Các dân tộc Môn-Khơme, dấu nối giữa các dân tộc Trung Á và Nam Đảo". 1907. Tạp chí trường Viễn đông Bác cổ Pháp (BEFEO). (Tiếng Pháp).

Đại từ điển Xô Viết - Mạc-tư-khoa (tiếng Nga), T1 - 1949. Các ngôn ngữ Nam Á, tr. 191-192.

Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy, Thanh Thiên. 1972. Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

K. Benedict. 1924. "Người Thái, người Kadai và người Mã-lai, một hệ thống mới ở Đông Nam Á" (tiếng Anh). Tạp chí Dân tộc học Mỹ.

M. G. Levin, N.N. Trêbốcxarốp. 1955. "Những loại hình kinh tế - văn hóa và khu vực Lịch sử - Dân tộc học". Tạp chí Dân tộc học Xô viết. Mạc-tư-khoa (1955), No4).

Mạc Đường. 1964. Các dân tộc miền núi Bắc Trung bộ. Nhà xuất bản Sử học.

Phan Hữu Dật. 1963. Các dân tộc nói tiếng Môn-Khơme ở miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS khoa học Lịch sử. Mạc-tư-khoa. Tiếng Nga.

Phan Hữu Dật. 1964. "Các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơme ở miền Bắc Việt Nam". Tin tức hoạt động khoa học. Hà Nội, số 4, 1964.

Phan Hữu Dật. 1970. "Vấn đề Nam Á". Thông báo khoa học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Sử học, tập V. Hà Nội.

Phan Hữu Dật. 1998. Vấn đề Nam Á - Một số vấn đề Dân tộc học Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vương Hoàng Tuyên. 1998. Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở Bắc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i1.34

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172