Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng “hoa” trong pantun Melayu

Trần Thúy Anh

Abstract


Biểu tượng hoa trong pantun Melayu là những biểu tượng nghệ thuật, được xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước cộng đồng, được sử dụng rộng rãi, phổ biến, mang đậm tính truyền thống của người Melayu. Hoa đã thực sự trở thành biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng hoa  được xuất hiện với ý nghĩa biểu trưng cho người phụ nữ, cái đẹp đồng thời cũng biểu trưng cho nhân cách và phẩm chất của người phụ nữ. Giữa phụ nữ và hoa có nhiều nét tương đồng làm cơ sở cho sự so sánh hoặc chuyển nghĩa ẩn dụ. Đấy là vẻ đẹp, sự dịu dàng, sự trắng trong, sự tinh khiết, sự hấp dẫn, sự yếu đuối cần được che chở và nâng niu. Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng hoa được sử dụng trong pantun nhằm truyền tải nội dung giáo dục, đạo lý, triết lý của cộng đồng người Melayu. Muốn hiểu được ý nghĩa của những câu pantun, người đọc phải hiểu được ý nghĩa bên trong, cái được biểu đạt mà người Melayu hướng tới. Hoa sẽ mãi khoe sắc trong thi ca và toả hương thơm ngát trong thơ pantun Melayu qua những ý nghĩa biểu trưng và ẩn sau đó là vẻ đẹp toàn diện cả về hình thức và tâm hồn của người phụ nữ Melayu.

Ngày nhận 11/7/2017; ngày chỉnh sửa 18/12/2017; ngày chấp nhận đăng 28/2/2018


Keywords


hoa; biểu tượng; ý nghĩa biểu trưng.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Beckson, Karl and Ganz, Athur. 1960. Literary Terms A Dictionary. New York, Farra, straus and Giroux, pp168, New York.

Chadwick, Charles. 1971. Symbolism, London: Methuen & Co Ltd, pp3, London.

Jean Chevalier, A. Gheebrant. 1997. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Kamus Dewan. 1995. Dewan Bahasa dan Pustaka. Kuala Lumpur.

Katharine Sim. 1987. More than a Pantun- Understanding Malay verse. Times Book International, Singapore.

Nguyễn Thị Ngân Hoa. 2003. Biểu tượng nhìn từ cấp độ văn hóa, ngôn ngữ. Hà Nội: Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.

Phạm Đức Dương. 2004. Từ văn hóa đến văn hóa học. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, trang 197.

Wan Ab Kadir Wan Yusoff. 1996. Pantun: Manifestasi Minda Masyarakat, Akademi Pengajian Melayu. Universiti Malaya: Kuala Lumpur.

Zainal Abidin Bakar. 1983. Kumpulan Pantun Melayu. Dewan Bahasa dan Pustaka: Kuala Lumpur.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v4i1.338

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172