Vai trò của phụ nữ trong vận dụng vốn xã hội để huy động vốn tài chính phục vụ sản xuất ở các làng nghề truyền thống vùng châu thổ sông Hồng

Phan Thị Thu Hà

Abstract


Vốn tài chính và vốn xã hội là hai loại vốn cần thiết trong sản xuất nói chung và sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói riêng. Trong nhiều trường hợp, hai loại vốn này có thể chuyển hóa một phần cho nhau. Bài viết này bàn về việc phụ nữ sử dụng vốn xã hội để huy động vốn tài chính cho duy trì và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Bài viết dựa trên kết quả khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu phụ nữ là chủ hộ hoặc đồng chủ hộ tại hai làng nghề của huyện Thường Tín, Hà Nội, cụ thể: làng nghề sơn mài Hạ Thái và làng chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu. Kết quả khảo sát đã chỉ ra phụ nữ phát huy được vai trò của mình không chỉ trong quá trình sản xuất mà còn đóng góp quan trọng vào việc vay vốn sản xuất thông qua vận dụng vốn xã hội từ mạng lưới gia đình, họ hàng cho đến các mạng lưới bên ngoài như các tổ chức chính thức và các nhóm tự nguyện, phi chính thức. Trong đó, sự hỗ trợ về vốn vay của mạng lưới gia đình và họ hàng là rõ nét nhất. Nhờ có lòng tin lẫn nhau trong các mối quan hệ, việc vay vốn của những mạng lưới này thể hiện nhiều lợi ích như lãi suất ít, không cần thế chấp, giao dịch đơn giản, giảm chi phí và thời gian cho người vay. Những mạng lưới bên ngoài gia đình như tổ chức chính trị xã hội hoặc nhóm tự nguyện chưa thể hiện được vai trò hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ ở hai làng nghề.

Ngày nhận 31/11/2017; ngày chỉnh sửa; 15/12/2017; ngày chấp nhận đăng 29/12/2017


Keywords


vốn xã hội; vốn tài chính; phụ nữ; tiểu thủ công nghiệp.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Kristine Berzina. 2011. Enterprise Related Social Capital: Different Levels of Social Capital Accumulation, Economics & Sociology, Vol. 4, No 2, 2011, pp. 66-83.

Lê Ngọc Hùng. 2008. Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu con người, số 4 (37).

Mami Kikuchi & Cynthia-Lou. 2012. Explicating and Measuring Social Relationships in Social Capital Research. Original article.

Nan Lin. 2005. A Network Theory of Social Capital. Handbook on Social Capital, edited by Dario Castiglione, Jan van Deth and Guglielmo Wolleb. Oxford University Press.

Neva R. Goodwin. 2003. Five kinds of capital: Useful conceps for sustainable development. Global development and environment institute. Working Paper No. 03-07.

Nguyễn Tuấn Anh. 2010. Kinship as Social Capital: Economic, Social and Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a Northern Vietnamese Village. Doctoral dissertation.Vrije Universiteit Amsterdam, The Netherlands. ISBN/EAN: 978-90-5335-271-7.

Nguyễn Tuấn Anh. 2011. Họ hàng như là nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn. Bài viết trong khuôn khổ đề tài nhóm A của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011: “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay”.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i2b.317

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172