Sự thay đổi trong quan niệm về sức khỏe và phương pháp chữa bệnh của người Dao Đỏ ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Nguyễn Thị Tám

Abstract


Bài viết đã chỉ ra những thay đổi trong quan niệm về sức khỏe và các phương pháp chăm sóc sức khỏe của người Dao Đỏ ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Nếu như trước đây, người Dao Đỏ quan niệm, sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh liên quan chặt chẽ đến linh hồn, thần linh, ma quỷ, thì nay, chế độ dinh dưỡng và làm việc, sự thay đổi thời tiết cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh cho con người. Bên cạnh việc áp dụng phổ biến các phương pháp chữa bệnh truyền thống như: sử dụng thuốc Nam, cúng chữa bệnh, chữa mẹo…, người Dao Đỏ đã sử dụng các dịch vụ y tế hiện đại. Sở dĩ có sự thay đổi vừa kể trên, một mặt là do Nhà nước đã có những chính sách quan tâm hơn đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở vùng các tộc người thiểu số; mặt khác, do tác động của các yếu tố kinh tế-xã hội làm cho đời sống của người Dao Đỏ có phần cải thiện hơn trước, nhận thức của họ từ đó cũng được nâng lên. Những thay đổi trong quan niệm về sức khỏe và lựa chọn phương pháp chữa bệnh đã giúp người dân giảm được những rủi ro liên quan đến sức khỏe; từ đó, giảm thiểu chi phí chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, người Dao Đỏ phải đối diện với nhiều khó khăn về tài chính khi sử dụng các phương pháp chữa bệnh y học hiện đại, nhất là những trường hợp bệnh nặng. Bởi vậy, việc kết hợp các phương pháp chữa bệnh truyền thống với y học hiện đại đang được coi là biện pháp tối ưu góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng lao động của người Dao Đỏ, giúp họ tăng cường sức sản xuất và tăng thu nhập cho gia đình.

Ngày nhận 19/3/2017; ngày chỉnh sửa 17/5/2017; ngày chấp nhận đăng 01/12/2017

Keywords


Sức khỏe; phương pháp chữa bệnh; Dao Đỏ; Tuyên Quang.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương. 2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Đào Quang Vinh. 2009. “Chăm sóc sức khỏe và an ninh lương thực (Nghiên cứu trường hợp ở hai dân tộc thiểu số tại vùng núi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam)”, Tạp chí Dân tộc học 1&2: 90-104.

Đặng Thị Hoa. 2004. “Nghiên cứu nhân học y tế ở vùng dân tộc thiểu số nước ta”, Thông báo Dân tộc học. Hà Nội: Viện Dân tộc học.

Đặng Thị Hoa. 2005. “Tri thức địa phương về chăm sóc sức khỏe cộng đồng của người Hmông ở Hòa Bình”. Luận án Tiến sĩ Nhân học: Viện Dân tộc học.

Lý Hành Sơn. 2003. Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Đỏ ở Ba Bể, Bắc Kạn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Nghĩa Thìn (Chủ biên). 2001. Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Thị Thanh Vân. 2005. “Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Bài đăng trong sách Nam Bộ Dân tộc và tôn giáo. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Trần Hồng Hạnh. 2002. “Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc Nam của người Dao đỏ (Nghiên cứu ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)”. Tạp chí dân tộc học 5: 23-30.

Vũ Trường Giang. 2008. “Tri thức bản địa về thuốc Nam của người Thái ở miền núi Thanh Hóa” (Nghiên cứu tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh). Tạp chí Dân tộc học 1: 38-52.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i6.293

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172