Giai cấp hay giai tầng trong mối quan hệ với di động xã hội
Abstract
Ông tổ của ngành xã hội học, Auguste Comte, đã đề xuất hai phương pháp luận nghiên cứu xã hội học là tĩnh học xã hội và động học xã hội. Khi tổng thuật lại ngữ nghĩa và các cách tiếp cận nghiên cứu về giai cấp và/hoặc giai tầng của các nhà xã hội học từ cổ điển đến hiện đại, chúng tôi có xu hướng kết luận rằng, mặc dù trong văn liệu tiếng Anh (“class”) và tiếng Pháp (“classe”), người ta thường dùng một thuật ngữ nhưng tùy theo phương pháp luận nghiên cứu và tùy theo tác giả, chúng ta có thể hiểu đó là giai cấp hay giai tầng. Thông thường, theo hướng nghiên cứu tĩnh học xã hội, thuật ngữ này có nghĩa là giai cấp, trong khi đó theo hướng nghiên cứu động học xã hội, thuật ngữ này có nghĩa là giai tầng. Sự phân biệt này trở nên rõ ràng nhất khi các nhà xã hội học đặt nó quan hệ với thuật ngữ “di động xã hội”. Do vậy, việc sử dụng thuật ngữ này phải hết sức linh hoạt theo bối cảnh.
Ngày nhận 17/10/2016; ngày chỉnh sửa 17/02/2017; ngày chấp nhận đăng 20/02/2017
Keywords
Full Text:
Subscribers OnlyReferences
Akoun André và Ansart Pierre. 1999. Từ điển xã hội học, Paris: Le Robert và Seuil.
Arthur John Booth. 1871. A chapiter in the socialism in France, London: Longmans, Green, Reader And Dyer.
Boudon Raymond. 1974. Education, Opportunity and Social inequality. Canada: Published John Wiley & Sons Canada.
Bourdieu Pierre, Darbel Alain. 1966. Tình yêu nghệ thuật; các viện bảo tàng và công chúng (“L’amour de l’art; les musées et leur public”), Paris: Minuit.
Brent Joseph. 1998. Charles Sanders Pearce: A life, Bloomington and Indianapolis: Indiana University Press.
De Tocqueville Alexis. 1961. Bàn về nền dân chủ Mỹ (“De la démocratie en Amérique”), Les classiques des sciences sociales.
Gurvith Georges. 1955. Nghiên cứu về các giai cấp xã hội (Études sur les classes sociales), Tuyển tập “Trung gian hòa giải”, Gonthier.
Marx Karl. 1867. Bản dịch của Roy Josept. 1969. Tư bản (tập IV: Các luận điểm về giá trị thặng dư). Paris: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Touraine Alain. 1973. Production de la société, Paris: Seuil.
Trịnh Văn Tùng. 2001. Văn bản khoa học luận về khoa học xã hội và/hoặc triết học qua dịch thuật (So sánh Lí luận xã hội học của Jean-Claude Passeron và Chính mình như một người khác của Paul Ricœur). (Luận án tiến sĩ xã hội học bảo vệ tại Đại học Charles de Gaulle (Lille III), Cộng hòa Pháp ngày 26 tháng 9 năm 2001).
Trịnh Văn Tùng. 2009. “Pierre Bourdieu: Thuật ngữ “habitus” và khả năng ứng dụng để phân tích một vài vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học số 4 (105) ISSN 0866-7659, 87-93.
Trịnh Văn Tùng. 2015. “Các lí thuyết vĩ mô trong xã hội học: Một ứng dụng trong xây dựng khung lí thuyết cho nghiên cứu theo quan niệm lí thuyết vĩ mô của T. Kuhn”, Tạp chí Xã hội học số 2 (130), ISSN 0866-7659, 113-124.
Trịnh Văn Tùng, Đinh Phương Linh (2016), "Sơ lược lịch sử và lí thuyết xã hội học" trong Xã hội học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 37-102.
Weber Max, Kinh tế và xã hội (Économie et Société), 1922, Plon, 1971.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i1.180
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172