Mối quan hệ giữa giáo dục-khoa cử và chính trị: Góc nhìn khác từ giáo dục Nho học Việt Nam thế kỷ XIX

Đỗ Thị Hương Thảo

Abstract


Để quản lý và điều hành quốc gia thống nhất trải dài từ Bắc tới Nam, triều Nguyễn cần một lượng nhân sự lớn nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động trên một lãnh thổ quốc gia rộng hơn. Mặc dù vẫn sử dụng khoa cử như là phương thức, phương tiện tuyển lựa nhân sự như các triều đại trước đó nhưng nhà Nguyễn đã có những chính sách riêng, đặc thù để đáp ứng với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam thế kỷ XIX. Từ việc phân tích những thay đổi, điều chỉnh của nhà Nguyễn áp dụng trong khoa cử, nghiên cứu này làm rõ mối quan hệ giữa giáo dục khoa cử và chính trị trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX. Những điều chỉnh về giáo dục của nhà Nguyễn nhằm tới một mục đích xa hơn là điều chỉnh cơ cấu nhân sự mang tính “vùng” trong bộ máy chính trị. Bài viết góp thêm một góc nhìn về giáo dục Nho học Việt Nam theo cách tiếp cận xem giáo dục khoa cử không đơn thuần là vấn đề giáo dục mà còn có ảnh hưởng và quan hệ đến hoạt động chính trị xã hội của quốc gia.

Ngày nhận 24/6/2016; ngày chỉnh sửa 28/12/2016; ngày chấp nhận đăng 02/02/2017

Để quản lý và điều hành quốc gia thống nhất trải dài từ Bắc tới Nam, triều Nguyễn cần một lượng nhân sự lớn nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động trên một lãnh thổ quốc gia rộng hơn. Mặc dù vẫn sử dụng khoa cử như là phương thức, phương tiện tuyển lựa nhân sự như các triều đại trước đó nhưng nhà Nguyễn đã có những chính sách riêng, đặc thù để đáp ứng với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam thế kỷ XIX. Từ việc phân tích những thay đổi, điều chỉnh của nhà Nguyễn áp dụng trong khoa cử, nghiên cứu này làm rõ mối quan hệ giữa giáo dục khoa cử và chính trị trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX. Những điều chỉnh về giáo dục của nhà Nguyễn nhằm tới một mục đích xa hơn là điều chỉnh cơ cấu nhân sự mang tính “vùng” trong bộ máy chính trị. Bài viết góp thêm một góc nhìn về giáo dục Nho học Việt Nam theo cách tiếp cận xem giáo dục khoa cử không đơn thuần là vấn đề giáo dục mà còn có ảnh hưởng và quan hệ đến hoạt động chính trị xã hội của quốc gia.

Từ khóa: Giáo dục; Nho học; chính trị; triều Nguyễn; thế kỷ XIX.


Keywords


Giáo dục; Nho học; chính trị; triều Nguyễn; thế kỷ XIX.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Cao Tự Thanh. 1996. Nho giáo ở Gia Định. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

Cao Xuân Dục. 1993. Quốc triều Hương khoa lục. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

Cao Xuân Dục. 2001. Quốc triều khoa bảng lục. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Cooke, Nola. 1999. "Southern Regionalism and the Composition of the Nguyen Ruling Elite (1802-1883)". Asian Studies Review 23: 205-231.

Cục Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 2004a. Mục lục châu bản triều Nguyễn (Thiệu Trị VI (1846)-Thiệu Trị VII (1847)). Tài liệu chưa xuất bản, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tập 37 đến 40.

Cục Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 2004b. Mục lục châu bản triều Nguyễn (Tự Đức I (1848)-Tự Đức XV (1862)). Tài liệu chưa xuất bản, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tập 369 đến 378.

Cục Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 2004c. Mục lục châu bản triều Nguyễn (Tự Đức X (1856)-Tự Đức XI (1857)). Tài liệu chưa xuất bản, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tập 96 đến 100.

Cục Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 2004d. Mục lục châu bản triều Nguyễn (Tự Đức XXIII (1869)). Tài liệu chưa xuất bản, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tập 221 đến 226.

Đỗ Thị Hương Thảo. 2012. “Chính sách giáo dục thời Nguyễn: Tiếp cận từ danh hiệu Phó bảng”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 7 (435):17-29.

Lee, Thomas H.C. 2000. Education in Traditional China-A History. Leiden: Brill.

Nội các triều Nguyễn. 2005. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập IVb. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hoá.

Nguyễn Kim Sơn. 2013. “Sự tác động của thay đổi triều đại, chuyển dịch trung tâm quyền lực chính trị từ Thăng Long vào Huế tới tầng lớp trí thức Nho học miền Bắc Việt Nam 1780-1822”, Hội thảo quốc tế: Nguyen Viet Nam, 1558-1885: Domestic Issues. Havard University Asia Center.

Poisson, Emmanuel. 2006. Quan và Lại ở miền Bắc Việt Nam-Một bộ máy hành chính trước thử thách (1820-1918). Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 1972. Minh Mệnh chính yếu, tập 1. Tủ sách cổ văn-Ủy ban dịch thuật, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 1974. Minh Mệnh chính yếu, tập 5. Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên xuất bản.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2001. Đại Nam thực lục, tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2004a. Đại Nam thực lục, tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2004b. Đại Nam thực lục, tập 4. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Taylor, Keith W. 2013. A History of the Vietnamese. Cambridge University Press.

Trần Thị Vinh. 2002. “Thể chế chính trị thời Nguyễn (dưới triều Gia Long và Minh Mệnh). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 6.

Viện Ngôn ngữ học. 2003. Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học.

Whitmore, John. 1998. “Khía cạnh lịch sử của Nho học Việt Nam”. Tạp chí Xưa và Nay 57b.

Woodside, A.B. 2002. “Chính quyền trung ương triều Nguyễn và nhà Thanh-Cơ cấu quyền lực và quá trình giao tiếp”. Trang 204 trong sách Những vấn đề lịch sử Việt Nam. Bán Nguyệt san Xưa và Nay. Nhà xuất bản Trẻ.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v3i1.179

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172