Văn học hiện đương đại Trung Quốc ở Việt Nam: Một góc nhìn về diện mạo dịch thuật trong 30 năm Đổi mới (1986-2016)
Abstract
Bài viết cung cấp một kết quả quan sát về bức tranh dịch thuật văn học hiện đương đại Trung Quốc ở Việt Nam trong 30 năm từ sau Đổi mới (1986-2016). Các hiện tượng văn học hiện đương đại Trung Quốc được dịch thuật và giới thiệu ở Việt Nam trong thời gian này chủ yếu tập trung vào hai bộ phận là văn học mới và văn học thời kỳ mới, tức là văn học những năm 1920, 1930 và văn học được sáng tác trong 20 năm cuối của thế kỷ XX.
Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy các dịch giả Việt Nam khi lựa chọn giới thiệu các nhà văn hoặc tác phẩm văn học Trung Quốc thường xoay quanh tiêu chí về “định vị văn học”, tức là lấy việc xác định vị trí của nhà văn, hoặc tác phẩm trong nền văn học Trung Quốc theo cách này hay cách khác làm lý do chính yếu khi giới thiệu và dịch thuật. Nếu như các dịch giả hàn lâm lựa chọn “định vị văn học sử” làm tiêu chí hàng đầu thì các dịch giả không bước ra từ truyền thống dịch thuật văn học lại bị chi phối mạnh mẽ bởi các tác động từ truyền thông cũng như thị hiếu của độc giả, họ coi trọng tiêu chí “định vị đại chúng”lấy việc tiếp nhận của đại chúng làm bản vị trong quá trình dịch thuật.
Trong bối cảnh đương đại, do các thành tựu nghiên cứu về văn học hiện đương đại Trung Quốc ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, tiếng nói của giới nghiên cứu hầu như không tạo ra được những tác động mang tính chất dẫn dắt, định hướng đối với cộng đồng độc giả tiếp nhận, các lựa chọn dịch thuật gắn với quan niệm “định vị văn học sử” vì thế không phát huy được các ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội. Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự lấn lướt của quan niệm “định vị đại chúng” so với “định vị văn học sử” trong dịch thuật cũng như tiếp nhận văn học hiện đương đại Trung Quốc ở Việt Nam.
Ngày nhận 14/7/2016; ngày chỉnh sửa 09/10/2016; ngày chấp nhận đăng 20/10/2016
Keywords
Full Text:
Subscribers OnlyReferences
Đặng Thai Mai. 1958. Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (tập 1:1919-1927). Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật.
Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ. 1988. Văn học Trung Quốc (tập Hai). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo. 2002. Lịch sử văn học Trung Quốc (tập II). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo. 2014. Lịch sử văn học Trung Quốc từ văn học đời Nguyên đến văn học hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Trần Minh Sơn. 2004. Phê bình văn học Trung Quốc đương đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Trương Chính, Bùi Văn Ba, Lương Duy Thứ. 1962. Giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Trương Chính, Lương Duy Thứ,Bùi Văn Ba. 1971. Lịch sử văn học Trung Quốc (tập II). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Trương Hiền Lượng, Phan Văn Các và Trịnh Trung Hiểu (dịch).1989. Một nửa đàn ông là đàn bà. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.
陈思和:《秋里拾叶录》,济南:山东友谊出版社,2005年。[Trần Tư Hòa. 2005a. Mùa thu nhặt lá. Tế Nam: Nhà xuất bản Hữu nghị Sơn Đông].
陈思和:《中国当代文学史教程》,上海:复旦大学出版社,2005年。[Trần Tư Hòa. 2005b. Giáo trình lịch sử văn học đương đại Trung Quốc. Thượng Hải: Nhà xuất bản Đại học Phúc Đán].
陈思和、王德威:建构中国现代文学多元共生体系的新思考,上海:复旦大学出 版社,2011年。[Trần Tư Hòa, Vương Đức Uy (chủ biên). 2011. Suy nghĩ mới về xây dựng chỉnh thể đa nguyên cộng sinh của văn học hiện đại Trung Quốc.Thượng Hải: Nhà xuất bản Đại học Phúc Đán].
程光炜、吴晓东、孔庆东(主编:《中国现代文学史》,北京:中国人民大学出版社,2000年。[Trình Quang Vỹ, Ngô Hiểu Đông, Khổng Khánh Đông (chủ biên). 2000. Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học Nhân dân Trung Quốc].
钱理群、温儒敏、吴福辉:《中国现代文学三十年》,北京:北京大学出版社,1998年。[Tiền Lý Quần, Ôn Nho Mẫn, Ngô Phúc Huy. 1998. Ba mươi năm văn học hiện đại Trung Quốc. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh].
严家炎:《二十世纪中国文学史》(上册),北京:高等教育出版社,2011年。[Nghiêm Gia Viêm. 2011. Lịch sử văn học Trung Quốc thế kỷ XX (quyển Thượng). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Giáo dục Cao đẳng].
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i6.166
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172