So sánh hình ảnh người mẹ trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống

Tạ Thị Thu Hằng

Abstract


Các bài hát tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong chương trình giảng dạy ở nhiều nước khác nhau. Trong số các chủ đề, các ca khúc về mẹ luôn lôi cuốn người nghe và người học. Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu các ca khúc về mẹ dưới ánh sáng của ngôn ngữ học. Chính những lí do trên đã thúc đẩy tôi tiến hành đề tài “Hình ảnh người mẹ trong các ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau trong cách tái hiện hình ảnh người mẹ dưới góc độ ngôn ngữ chức năng hệ thống. Vì thời gian có hạn, chúng tôi giới hạn nghiên cứu trong phạm vi phân tích hình ảnh người mẹ thông qua quá trình CHUYỂN TÁC. Ba phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là miêu tả, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích diễn ngôn. Thông qua phương pháp miêu tả, các quá trình chuyển tác được sử dụng để miêu tả hình ảnh người mẹ trong mỗi ngôn ngữ sẽ được chúng tôi minh họa. Để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích diễn ngôn được áp dụng để đưa ra kết luận về quá trình chuyển tác nào được sử dụng với tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số kết luận về hình ảnh người mẹ dựa trên bối cảnh lịch sử của các nước phương Tây và Việt Nam cũng như sự khác biệt về văn hóa. Trên cơ sở đó, một số ý kiến, thảo luận, đề xuất thiết kế bài tập sẽ được đề cập đến.

Ngày nhận 19/10/2016; ngày chỉnh sửa 16/12/2016; ngày chấp nhận đăng 22/12/2016


Keywords


Mẹ; ngôn ngữ hệ thống; chuyển tác; miêu tả; so sánh.

Full Text:

 Subscribers Only

References


Halliday, M.A.K. 1985. An Introduction to Functional Grammar. London E.Arnold.

Hoàng Văn Vân. 2011. Dẫn luận ngữ pháp chức năng (bản dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kaplan, R.B. 1966. Cultural thought patterns in Inter-cultural education. Blackwell Publishers.

Nguyễn Thị Quyết. 2005. An investigation into meaning and structure of nursery rhymes in English and Vietnamese. Luận văn lưu Trung tâm học liệu Đại học Ngoại Ngữ-ĐHQGHN.

Nguyễn Thị Thanh Huyền. 2006. A study of using English songs as a kind of supplementary material in teaching listening skill for First-year non-major students at Phuong Dong university. Luận văn lưu Trung tâm học liệu Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN.

Yang liu. 2015. East meets West. Taschen America




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v2i2b.151

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172