Vấn đề khai thác và phát huy giá trị văn miếu hàng tỉnh ở miền Bắc Việt Nam

Đỗ Thị Hương Thảo, Đinh Thị Thùy Hiên

Abstract


Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các tỉnh ở Việt Nam đều có văn miếu. Cùng với Văn miếu Thăng Long - Hà Nội và Văn miếu Huế, 26 văn miếu hàng tỉnh đã để lại một hệ thống di sản gắn liền với việc thờ các tiên hiền, tiên Nho, những nhân tài, trí thức của quốc gia, của các địa phương và gắn với truyền thống trọng học, trọng nhân tài của người Việt Nam. Đến nay, số văn miếu hiện còn ở các tỉnh miền Bắc không nhiều. Có một số văn miếu được phục hồi và xây mới. Các văn miếu hàng tỉnh mặc dù đã được đa dạng hóa hoạt động nhằm khai thác giá trị, đưa chúng trở thành những di sản sống trong cộng đồng, song vẫn gặp phải không ít khó khăn. Qua thực tế nghiên cứu, khảo sát điền dã tại một số văn miếu hàng tỉnh hiện còn ở miền Bắc, bằng việc sử dụng lý thuyết liên quan đến bảo tồn và phát huy di sản, bài viết này tập trung chỉ ra những đặc trưng, tính chất và giá trị của loại hình văn miếu hàng tỉnh, từ đó đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động khai thác và phát huy giá trị của di sản này.

 

Ngày nhận 17/3/2022; ngày chỉnh sửa 08/6/2022; ngày chấp nhận đăng 30/8/2022


Keywords


văn miếu hàng tỉnh; di sản Nho học; giá trị; khai thác và phát huy; miền Bắc Việt Nam.

References


An Văn Mậu. 2009. “Về việc phát huy giá trị di tích Văn miếu Mao Điền, Hải Dương“, Trang 453-460 trong sách Hội nghị khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học). Hà Nội: Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

An Văn Mậu. 2018. “5 năm nghiên cứu, phục dựng lễ hội và phát huy giá trị Văn miếu Mao Điền (2005-2010)”, Trang 61-65 trong sách Bảo tàng tỉnh Hải Dương 30 năm xây dựng và phát triển. Hải Dương.

Australia ICOMOS. 2013a. “Practice Note – Developing Policy”, pp 1-10 (https://australia.icomos.org/wp-content/uploads/Practice-Note_Developing-Policy.pdf). Truy cập ngày 28/04/2022.

Australia ICOMOS. 2013b. “Practice Note - Understanding and Assessing Cultural Significance, pp 1-12 (https://australia.icomos.org/wp-content/uploads/Practice-Note_Understanding-and-assessing-cultural-significance.pdf). Truy cập ngày 28/04/2022.

Bùi Hoài Sơn. 2008. “Di sản (Quản lý), Trang 77-86 trong sách 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Dương Văn Sáu. 2008. “Khai thác giá trị của Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) để phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Di sản Văn hóa 3 (24): 91-95.

Dương Văn Sáu. 2014. Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và các văn miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.

Đặng Kim Ngọc (Chủ biên). 2009. “Văn miếu - Quốc Tử Giám và hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội.

Đặng Kim Ngọc (Chủ biên). 2011. “Hội nghị khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học ở Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội.

Đặng Văn Lộc. 2004. “Hai văn bia ở di tích giáo dục Văn miếu trấn Hải Dương”, Trang 319-327 trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 2004.

Đinh Khắc Thuân. 2007. “Văn miếu và văn miếu phủ Tam Đới thời Lê”. Tạp chí Hán Nôm 5: 15-20.

Đinh Khắc Thuân. 2009. “Truyền thống hiếu học và khoa bảng Nho học ở làng xã người Việt”, Trang 816-832 trong sách Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Đỗ Văn Ninh. 2002. Từ điển chức quan Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.

Khiếu Năng Tĩnh. 2015. Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược (Nam Định - vùng đất, con người). Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.

Lâm Thùy Ngân. 2019. “Văn miếu và hệ thống văn từ, văn chỉ ở tỉnh Nam Định (1802-1919)”. Luận văn Thạc sĩ Lịch sử. Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Công Chất. 2012. “Bắc Thành địa dư chí”, trong Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, tập 3: Phương chí. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.

Nguyễn Cầm Phong. 1995a. “Di tích Văn miếu Kinh Bắc với truyền thống hiếu học của người Kinh Bắc”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 133: 24-26, .

Nguyễn Cầm Phong. 1995b. “Hệ thống văn bia Văn miếu Bắc Ninh”, Trang 276-283 trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 1995.

Nguyễn Công Thành. 2019. “Ước lượng giá trị kinh tế di sản văn hóa trong tiến trình phát triển đô thị bền vững”, Trang 117-128 trong sách Đô thị hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Xu hướng đổi mới và điều kiện phát triển (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia). Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

Nguyễn Hữu Mùi (Chủ biên). 2021. Hoạt động khuyến học ở Việt Nam thời quân chủ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Nguyễn Hữu Mùi. 2009. “Ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam qua hệ thống văn miếu, văn từ và văn chỉ”, Trang 365-375 trong sách Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Nguyễn Hữu Mùi. 2012. Truyền thống hiếu học và hệ thống văn miếu, văn từ, văn chỉ ở Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.

Nguyễn Hữu Toàn. 2005. “Bảo vệ và phát huy giá trị các di tích Nho học Việt Nam”, Trang 131-139 trong sách Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 1. Hà Nội: Cục Di sản Văn hóa.

Nguyễn Minh Tường. 2008. “Giá trị Văn miếu và truyền thống hiếu học của đất Vĩnh Phúc xưa”, Trang 22-31 trong sách Văn Miếu và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc (Kỷ yếu hội thảo khoa học). Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc.

Nguyễn Quang Khải. 2000. Văn bia Văn miếu Bắc Ninh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

Nguyễn Quang Khải. 2006. “Tìm hiểu truyền thống khoa cử ở Bắc Ninh”. Tạp chí Di sản Văn hóa 16: 65-69.

Nguyễn Tá Nhí. 1999. “Văn miếu Hưng Hóa thời Nguyễn”, Trang 335-338 trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 1999.

Nguyễn Thị Bình. 2022. “Ảnh hưởng của văn miếu hàng tỉnh tới đời sống cư dân đồng bằng Bắc bộ từ truyền thống tới hiện tại”. Hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị Văn miếu hàng tỉnh trong thời đại số ở Việt Nam hiện nay. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Dương. 1998. “Bia Văn miếu Hải Dương thời Tây Sơn”, Trang 101-107 trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 1998.

Nguyễn Thị Hoàng Quý. 1996. “Có một văn miếu Vĩnh Yên”, Trang 338-343 trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 1996.

Nguyễn Thị Oanh. 2008. “Bước đầu tìm hiểu chính sách khuyến học thời Nguyễn và sự thực thi chủ trương trên ở tỉnh Phúc Yên”, Trang 129-142 trong sách Văn Miếu và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc (Kỷ yếu hội thảo khoa học). Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc.

Nguyễn Thị Thanh Hoa. 2017. “Từ văn miếu phủ Tam Đới đến Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc - Truyền thống và hiện tại”. Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Văn Chiến. 2004. “Vấn đề lịch sử Văn miếu Hưng Yên”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 8: 72-73.

Nguyễn Văn Đáp. 2000. “Một số kết quả và nhận xét đánh giá về nội dung hệ thống bia đá ở Văn miếu Bắc Ninh so sánh với Văn miếu Hưng Yên”, Trang 112-120 trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 2000.

Nguyễn Văn Tú. 2020. “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam (Trường hợp Văn miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội và Văn miếu Mao Điền, Hải Dương)”. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Văn hóa. Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

Poulios Ioannis. 2014. “Discussing Strategy in Heritage Conservation Living Heritage Approach as an Example of Strategic Innovation”. Journal of Cultural Heritage Management and Sustainable Development 4(1): 16-34.

Phạm Trung Hiếu. 2011. “Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích Nho học Hưng Yên”, Trang 493-501 trong sách Hội nghị khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học). Hà Nội: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Phạm Xuân Độ. 1941. Sơn Tây tỉnh địa chí. Hà Nội: Nhà in “Du Nord” 133 phố Hàng Bông.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2004a. Đại Nam thực lục, tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2004b. Đại Nam thực lục, tập 5. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2004c. Đại Nam thực lục, tập 7. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2006. Đại Nam nhất thống chí. 5 tập. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Quốc sử quán triều Nguyễn. 2007. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Trần Thị Giáng Hoa. 2005. “Một bài ca trù và bài văn Nôm ca ngợi Văn miếu Hưng Yên”, Trang 279-286 trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 2005.

Trịnh Khắc Mạnh. 2008. “Tổng quan nguồn tài liệu chữ Hán về lịch sử Văn Miếu Vĩnh Yên”, Trang 10-17 trong sách Văn Miếu và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc (Kỷ yếu hội thảo khoa học). Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám. 2015. “Hội nghị quản lý di tích Nho học Việt Nam (Chủ đề: Nghiên cứu khoa học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam)”. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội.

Văn miếu Bắc Ninh (Kỷ yếu hội thảo khoa học). 1999. Bắc Ninh: Ủy ban nhân dân Thị xã Bắc Ninh - Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i4.1373

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172