Công giáo trong đời sống người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Abstract
Người Chu Ru là một trong số các tộc người thiểu số của Việt Nam sinh sống tập trung ở hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Ở Lâm Đồng, người Chu Ru sinh sống chủ yếu ở huyện Đơn Dương. Về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, cơ bản vẫn giữ được những được các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống mang nét đặc trưng riêng của tộc người là tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Công giáo được truyền bá đến với dân tộc Chu Ru và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của họ. Điều đáng chú ý là, Công giáo trong đời sống của người Chu Ru đã thể hiện một sự dung hợp mạnh mẽ và hài hòa với những giá trị văn hóa truyền thống vốn có của tộc người này. Sự dung hợp đó thể hiện ở kiến trúc nhà thờ Công giáo và ở các sinh hoạt tôn giáo. Bài viết làm rõ vai trò của Công giáo trong đời sống người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và những biểu hiện của sự dung hợp của Công giáo và văn hóa bản địa người Chu Ru nơi đây.
Ngày nhận 29/9/2024; ngày chỉnh sửa 07/12/2024; ngày chấp nhận đăng 31/12/2024
Keywords
References
Ban Thường vụ Huyện ủy Đơn Dương. 2022. Lịch sử Đảng Bộ huyện Đơn Dương (1930-1975). Đà Lạt: Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt.
Bộ Chính trị. 1990. Nghị quyết số 24/NQTW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Hà Nội.
Đặng Luận. 2009. “Buổi đầu truyền bá Công giáo vào vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 7&8: 50-56.
Đặng Luận. 2012. Truyền giáo và phát triển đạo Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kom Tum. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội.
Hoàng Sơn (chủ biên). 2009. Người Chu - ru ở Lâm Đồng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
Khải Nhiên. 2023. “Kinh tế Đơn Dương sau nửa nhiệm kỳ”. Báo điện tử Lâm Đồng online (https://baolamdong.vn/kinh-te/202312/kinh-te-don-duong-sau-nua-nhiem-ky-e7c1eec/). Truy cập tháng 12 năm 2024.
Lê Đình Lợi. 2019. “Vài đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 185: 72-85.
Louis Villaume. 1889. Un souvenir de la persecution dans la mission de cochinchine orientale. Paris: Gustave Picquoin.
Mạc Đường (chủ biên). 1983. Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng. Lâm Đồng: Sở Văn hóa tỉnh Lâm Đồng.
Ngô Quốc Đông. 2015. “Hiện trạng và đặc điểm tín đồ Công giáo, Phật giáo, Tin Lành ở Tây Nguyên”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 145: 50-77.
Nguyễn Hồng Dương. 2003. “Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam - Một số loại hình kiến trúc tiêu biểu”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 1: 39-46.
Nguyễn Hồng Dương. 2018. “Biến đổi cộng đồng Công giáo ở Tây Nguyên hiện nay”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 171(3): 106-130.
Nguyễn Phú Lợi. 2014. “Thách thức đối với Công giáo qua các hiện tượng “Canh Tân Đặc Sủng” và “Hà Mòn” ở khu vực Tây Nguyên hiện nay”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 130: 82-92.
Nguyễn Phú Lợi. 2021. “Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 212: 10-34.
Nguyễn Thanh Xuân. 2007. “Vài nét khái quát về tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 2: 48-54.
Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt. 2008. Địa chí Đà Lạt. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v10i2b.13056
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172