Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay

Hứa Đức Hội

Abstract


Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng tâm linh quan trọng của người Tày và các tộc người khác ở Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày được xây dựng trên quan niệm về sự tồn tại của linh hồn sau khi thể xác mất đi và niềm tin của các thành viên vào việc tổ tiên sẽ tiếp tục sống, che chở, phù hộ cho con, cháu. Tín ngưỡng này, đã trở thành phong tục, tập quán, chuẩn mực đạo đức trong xã hội người Tày. Ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam vẫn được duy trì trong gia đình, dòng họ và làng bản. Bài viết này, nhằm làm rõ giá trị văn hóa đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày trên hai khía cạnh cơ bản là đạo lý uống nước nhớ nguồn và đạo hiếu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của tộc người này theo đúng quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa.

Ngày nhận 28/9/2024; ngày chỉnh sửa 24/12/2024; ngày chấp nhận đăng 31/12/2024


Keywords


tín ngưỡng người Tày; thờ cúng tổ tiên; bảo tồn; phát huy; giá trị văn hóa đạo đức.

References


Âu Sơn Hưng. 2009. “Thờ cúng tổ tiên và các vị thần che chở cho gia đình của người Tày, Nùng ở Cao Bằng”. Tạp chí Khoa học xã hội 07 (131): 83-88.

Bế Văn Hậu. 2011. “Tôn giáo, tín ngưỡng của người Tày, Nùng truyền thống và hiện đại”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 11: 29-37.

Dương Quang Hiển. 2022. “Phát huy giá trị văn hóa đạo đức của con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”. Tạp chí Cộng sản

(https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825640/phat-huy-gia-tri-van-hoa-dao-duc-cua-con-nguoi-viet-nam--theo-tinh-than-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.

Đàm Thị Uyên. 2012. Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo người Tày ở Cao Bằng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 62. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 2021. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Hoàng Văn Páo. 2019. Văn hoá dân gian của người Tày ở Lạng Sơn. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc.

Hứa Đức Hội. 2021. “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở tỉnh Tuyên Quang”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 04 (208): 114-132.

La Công Ý. 2010. Đến với người Tày và văn hóa Tày. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nịnh Văn Độ, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế Hùng. 2003. Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Ngô Đức Thịnh. 2018. Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Nguyễn Ngọc Thanh và Trương Văn Cường, Nguyễn Thẩm Thu Hà, Sa Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Tám, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Đức Tùng. 2018. Đặc trưng văn hóa vùng Đông Bắc. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Ngọc Thanh, Ngô Thị Chang, Phan Thị Hằng, Nguyễn Linh Hương, Lục Mạnh Hùng, Hoàng Thị Hỏi, Hồ Sỹ Lập, Trần Đức Tùng, Nguyễn Mạnh Tiến. 2016. Văn hoá truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Nguyễn Phú Trọng. 2024. Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Nguyễn Thị Thanh Bình. 2020. “Dân tộc Tày”. Trang 19-120, trong sách Các dân tộc ở Việt Nam, tập 2, nhóm ngôn ngữ Tày – Thái Kađai (Xuất bản lần thứ hai, có chỉnh sửa, bổ sung), Chủ biên Vương Xuân Tình. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Nguyễn Thị Yên. 2009. Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Tô Lâm. 2024. “Khơi thông mọi nguồn lực, huy động cao nhất sức người, sức của, tiếp tục tạo dựng những nền tảng mới cho sự phát triển đột phá của đất nước”. Tạp chí Cộng sản (https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/duoi-su-lanh-dao-cua-dang-cung-voi-khi-the-quyet-tam-cao-khoi-thong-moi-nguon-luc-huy-dong-cao-nhat-suc-nguoi-suc-cua-tiep-tuc-tao-dung-nhung-nen-tang). Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.

Tổng cục Thống kê. 2020. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Trần Đăng Sinh. 2002. Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v10i2b.13054

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172