Vai trò của tổ chức phi quan phương trong bảo tồn và thực hành di sản ở đình Hạ Hiệp xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Abstract
Di sản văn hóa không chỉ là biểu tượng của quá khứ, mà còn là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của một cộng đồng cư dân trong một không gian sinh sống nhất định. Di sản văn hóa gắn kết các thế hệ và bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Đình Hạ Hiệp, với những giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật cùng các nghi lễ truyền thống, là một minh chứng sống động của di sản văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh hiện đại, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước, mà còn cần sự đóng góp tích cực của các tổ chức phi quan phương. Tại đình Hạ Hiệp, tổ chức phi quan phương như Hội Lão tín ngưỡng1, Ban Tế lễ, và các nhóm cộng đồng khác đã đóng vai trò then chốt trong việc duy trì các nghi lễ, bảo tồn kiến trúc và truyền đạt tri thức văn hóa cho thế hệ trẻ. Những tổ chức này không chỉ thực hiện các hoạt động bảo tồn, mà còn tạo ra một môi trường gắn kết cộng đồng, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của mọi thành viên trong xã hội. Điều này không chỉ giúp duy trì những giá trị truyền thống mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Ngày nhận 11/4/2024; ngày chỉnh sửa 11/7/2024; ngày chấp nhận đăng 30/8/2024
Keywords
References
Arnstein Sherry R. 1969. “A ladder of citizen participation”. Journal of the American Planning Association 35(4): 216-224.
Ban Chấp hành Hội Lão tín ngưỡng đình Hạ Hiệp. 2023. Quy ước Hội Lão tín ngưỡng đình làng Hạ Hiệp.
Bùi Hoài Sơn. 2010. “Di sản cho ai và câu chuyện về việc tổ chức lễ hội truyền thống ở Việt Nam”. Tạp chí Di sản Văn hóa 3: 10-14.
Cao Trung Vinh. 2021. “Cộng đồng trong phục hồi lễ hội truyền thống”. Trang tr 558-569, trong Một số kết quả nghiên cứu khoa học 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự. 1998. Đình Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàng Đạo Cương. 2020. “Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 427: 17-20.
Hội Lão tín ngưỡng đình làng Hạ Hiệp. 2023. Quy ước Hội Lão tín ngưỡng đình làng Hạ Hiệp. Bản đánh máy, lưu tại đình làng Hạ Hiệp.
Lương Hồng Quang. 2011. Câu chuyện làng Giang: Các khuynh hướng, giá trị và khuôn mẫu trong một xã hội đang chuyển đổi. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thu Trang. 2016. “Cộng đồng với việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể”. Tạp chí Di sản văn hóa 1(54): 6-15.
Nguyễn Hồng Nhung. 2017. “Các bên tham gia: Một quan điểm quản lý di sản văn hóa trong quá trình đô thị hóa”. Tạp chí Văn hóa học 1(29): 54-63.
Nguyễn Thị Hiền. 2022. “Nhận diện vai trò của cộng đồng đối với di sản”. Tạp chí Dân tộc học 1: 73-83.
Nguyễn Thị Phương Châm. 2019. “Vai trò của cộng đồng trong phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống”. Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa 29: 25-31.
Quang Minh, Nguyễn Thị Thu Trang . 2012. “Vai trò của cộng đồng nhìn từ góc độ bảo tồn di sản văn hóa”. Tạp chí Di sản Văn hóa 4 (41): 18-23.Sanoff Henry. 2000. “Community Participation Methods in Design and Planning”. (https://www.researchgate.net/publication/235700897_Community_Participation_Methods_in_Design_and_Planning), truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Trần Văn Hiếu. 2018. “Vai trò của các bên liên quan trong phục dựng lễ hội hiện nay”. Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa 25: 46-51.
Từ Thị Loan. 2010. “Cộng đồng chủ thể của hoạt động lễ hội”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 318: 38-41.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v10i4.12130
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172