Tiếp cận giáo dục phổ thông của học sinh dân tộc thiểu số rất ít người ở Lai Châu: Một số vấn đề và hàm ý chính sách
Abstract
Tiếp cận giáo dục phổ thông của học sinh dân tộc thiểu số rất ít người như Mảng, Cống, La Hủ, Si La và Lự là một nội dung quan trọng trong chính sách dân tộc của Lai Châu. Học sinh dân tộc rất ít người đang phải đối mặt với những rào cản trong tiếp cận giáo dục phổ thông bao gồm những hạn chế về cơ sở hạ tầng giáo dục, sự sẵn có của trường/ điểm trường, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, nghèo đói, tệ nạn xã hội, v.v.. Để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông của học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, hàm ý chính sách đưa ra là tỉnh Lai Châu cần thực hiện các giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người về giáo dục, phát triển hạ tầng và đội ngũ giáo viên, tăng cường hỗ trợ học sinh, v.v..
Ngày nhận 26/9/2021; ngày chỉnh sửa 09/11/2021; ngày chấp nhận đăng 22/6/2022
Keywords
References
Ban Chấp hành Trung ương. 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hà Nội.
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2017. Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
Dekker, D., và Young, C. 2005. Bridging the gap: The development of appropriate educational strategies for minority language communities in the Philippines. Current Issues in Language Planning, 6 (2), 182-199.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu. 2016. Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông ở bán trú tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Nguyễn Đình Tuấn. 2020. Opportunities to Access to General Education of Children Living in Poverty Families in Ethnic Minority in Vietnam Nowadays. Asian Social Science, 16(6), 43.
Nguyễn Thị Hằng. 2018. Thực trạng, nguyên nhân, và giải pháp của vấn đề bình đẳng giáo dục ở Việt Nam qua một số nghiên cứu. Tạp chí Giáo dục, 6, 302-305.
Phạm Thị Phương Thái. 2020. Những giải pháp cơ bản cấp bách nhằm nâng cao chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015. Hà Nội: Ủy ban Dân tộc.
Tomaševski, K. 2001. Human rights obligations: making education available, accessible, acceptable and adaptable. Right to education primers 3.
Tổng cục Thống kê. 2020. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Triệu Quang Thanh. 2018. Ethnic Disparities in Education in Vietnam (Doctoral dissertation, the Pennsylvania State University).
Ủy ban Dân tộc. 2016. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
Ủy ban Dân tộc. 2019. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i3.1064
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172