Miền Trung Việt Nam: Thời kỳ hình thành nhà nước sớm qua nghiên cứu phân bố và tính chất của các địa điểm khảo cổ học

Lâm Thị Mỹ Dung

Abstract


Giai đoạn từ TK 5 TCN đến TK 5 CN là giai đoạn bản lề trong diễn biến lịch sử và văn hoá ở miền Trung Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Những tiếp xúc văn hoá nhiều chiều đã diễn ra trên địa bàn này tương ứng với sự hình thành và phát triển của một loạt những chính thể sớm dạng “lãnh địa”3 và đặc biệt là sự biến chuyển từ các dạng xã hội này hay những dạng xã hội với mức độ phức hợp thấp tương đương sang những hình thức chính thể dạng nhà nước với mức độ phức hợp cao hơn. Những chuyển biến diễn ra trong nhiều lĩnh vực của thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở từ chính trị, kinh tế, cấu trúc xã hội, tổ chức không gian sống/chết đến đời sống văn hoá vật chất, tinh thần...

Quá trình chuyển biến trong cấu trúc chính trị của xã hội thời kỳ từ sơ sử sang thời kỳ đầu của lịch sử này (tức sự hình thành các dạng nhà nước sớm kiểu Lâm Ấp kế thừa từ những chính thể dạng lãnh địa thời Sa Huỳnh) ở miền Trung Việt Nam  không mang tính ngẫu nhiên, đột ngột, đây là một quá trình chuyển dịch nhanh mạnh dần theo thời gian được khởi nguồn từ cơ tầng bản địa dưới tác động của những nhu cầu phát triển bên trong và những động lực từ bên ngoài bất kể chính trị, kinh tế, văn hoá hay môi trường....


Keywords


Văn hoá Sa Huỳnh; Chămpa sớm; Chămpa; Lâm Ấp; Lãnh địa; Mandala; Phức hợp xã hội; Miền Trung Việt Nam



DOI: http://dx.doi.org/10.1772/vjossh.v1i1.1

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172