Những rào cản, rủi ro của lao động di cư người dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp dệt may và lắp ráp điện tử khu vực miền Bắc Việt Nam

Nguyễn Trường Giang

Abstract


Nghiên cứu này tập trung vào những khó khăn của người dân tộc thiểu số di cư làm việc trong hai lĩnh vực là gia công hàng may mặc và lắp ráp điện tử. Đây được coi là công việc phổ biến nhất tại các khu công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam hiện nay. Các khu công nghiệp ở các tỉnh/thành phố như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, v.v. đã thu hút lao động người dân tộc thiểu số đến làm việc. Người di cư dân tộc thiểu số đã có nhiều trải nghiệm rất khác so với trải nghiệm của họ ở quê hương. Những rào cản, rủi ro có thể kể đến như sự phân biệt đối xử của nhóm đa số với người lao động dân tộc thiểu số trong môi trường làm việc công nghiệp, các vấn đề về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cũng như những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ công, chăm sóc trẻ em tại các khu công nghiệp. Các vấn đề xã hội khác cũng nảy sinh như mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình ở quê hương, gửi tiền về quê, thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Những khó khăn đó cho thấy lao động di cư người dân tộc thiểu số luôn là nhóm yếu thế, nhóm này cần có chính sách can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước để mau chóng hòa nhập ở nơi làm việc mới và đảm bảo quyền lợi hợp pháp tại các khu công nghiệp.

Ngày nhận 15/9/2023; ngày chỉnh sửa 26/2/2024; ngày chấp nhận đăng 29/02/2024


Keywords


lao động di cư dân tộc thiểu số; các rào cản; dệt may; lắp ráp điện tử.

References


Atkinson A, John Hills. 1998. Exclusion, Employment and Opportunity. London School of Economics Houghton Street London WC2A 2AE.

Burker Peter, Jonathan Parker. 2007. Social work and Disadvantage: Addressing the roots of stigma and discrimination. London: Jessica Kingsley Publishers.

Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Châu Hoàng Mẫn, Nguyễn Văn Thục, Đỗ Tá Khánh. 2018. Nghiên cứu trường hợp tổ chức xã hội, công nhân và một số nhân tố tác động. Hà Nội. Liên minh châu Âu.

International Labour Organization. 2011. “Social Inclusion of People with Disabilities through Access to Employment” (http://www.ilo.org/budapest/what-we do/projects/WCMS_166970/lang--en/index.htmd). Truy cập tháng 12/2023.

Mayer E. 2003. “Effective Communitive Project” (www.effectivecommunities.com, 11/ 2003). Truy cập 22/12/2023.

Ngô Thanh Phương, Đặng Bảo Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Linh Chi. 2020. Lao động di cư trong cộng đồng dân tộc thiểu số: Thực trạng và hàm ý chính sách. Tổ chức Care International.

Nguyễn Anh. 2018 “Tác động của di dân tự do trong quá trình đô thị hóa đến qui mô dân số và phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội” (https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/53658/tac-dong-cua-di-dan-tu-do-trong-qua-trinh-do-thi-hoa-den-quy-mo-dan-so-va-phat-trien-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi.aspx). Truy cập tháng 12/2023.

Nguyễn Đức Hải. 2018 .“Những thách thức của di cư tự do từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam hiện nay” 2018 (http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-tap-the/3624-nguyen-duc-hai-nhung-thach-thuc-cua-di-cu-tu-do-tu-nong-thon-ra-thanh-thi-o-viet-nam-hien-nay.html) truy cập 20/12/2023.

Nguyễn Văn Chiều, Trần Văn Kham. 2017. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực đô thị và khu công nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn. 2012. “Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ nhóm yếu thế”. Trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phạm Võ Quỳnh Hạnh. 2021. “Vấn đề di cư của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc” (https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/824174/van-de-di-cu-cua-dong-bao-dan-toc-thieu-so-o-cac-tinh-mien-nui-phia-bac.aspx). Truy cập tháng 12/2023.

Quốc hội Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.2020. Bộ luật Lao động. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính tri Quốc gia Sự thật.

Tiến Thành. 2022. “Cổng thông tin Điện tử UBND tỉnh Thái Nguyên”, (https://thainguyen.gov.vn/vi_VN/bai-viet-thai-nguyen/-/asset_publisher/L0n17VJXU23O/content/cong-nghiep-thai-nguyen-nhung-gam-mau-tuoi-moi/20181). Truy cập 30/12/2022.

Tổng Cục thống kê. 2015a. Niên giám thống kê năm 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Tổng cục Thống kê. 2015b Số liệu nghèo đói và di cư năm. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Tổng Cục thống kê. 2015c. Báo cáo điều tra Dân số và nhà ở năm 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Tổng cục Thống kê.2019. Dân số và Nhà ở. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

United Nations. 2010. Di cư trong nước: Cơ hội và Thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hà Nội. Báo cáo của Liên hiệp quốc tại Việt Nam. (https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/Migration%20Main%20Paper_VIE_FINAL.pdf). Truy cập ngày 20/12/2023.

Viện Nghiên cứu và Phát triển. 2021. Tình hình di cư nội địa của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v10i1.9998

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172