Sinh kế của lao động di cư tự do tại Thành phố Hà Nội trong đại dịch Covid - 19

Phạm Văn Quyết, Phạm Văn Huệ, Đinh Quang Hùng

Abstract


Thông qua các dữ liệu thống kê, các nghiên cứu của đồng nghiệp và kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, bài viết hướng đến một số phát hiện liên quan đến các chiều cạnh cơ bản trong thực tế sinh kế của nhóm lao động di cư tự do ở Hà Nội trong thời kỳ bùng phát của đại dịch Covid-19. Trước hết, đại dịch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến chiều cạnh quan trọng nhất trong sinh kế của lao động nhập cư tự do là việc làm và thu nhập. Do vậy, dạng sinh kế ứng phó của họ khi đó phổ biến nhất là cắt giảm chi tiêu ở mức tối đa, chỉ giới hạn trong khoản tiền mà họ có được. Trở về quê để tránh dịch bệnh, đồng thời cũng để giúp giảm bớt các khoản chi tiêu đắt đỏ ở Hà Nội cũng là dạng sinh kế ứng phó được một bộ phận lao động nhập cư tự do lựa chọn. Tìm kiếm một nguồn thu nhập khác phù hợp với thực tế cũng được các lao động hướng đến, song họ phải chấp nhận nguy cơ rủi ro cao của bệnh dịch. Việc tiếp cận của một bộ phận lao động nhập cư tự do đến các gói hỗ trợ của xã hội, đặc biệt là gói hỗ trợ của chính phủ vẫn còn có những hạn chế bất cập nhất định. Khi đại dịch bùng phát, việc phân biệt đối xử, sự né tránh, e ngại trong giao tiếp, ứng xử với người nhập cư tự do ở một vài trường hợp tại Hà Nội được thể hiện rõ ràng hơn. Điều đó càng làm gia tăng hơn mức độ của kỳ thị cảm nhận ở mỗi cá nhân, gia đình người nhập cư.

Ngày nhận 31/5/2021; ngày chỉnh sửa 14/9/2021; ngày chấp nhận đăng 28/02/2022


Keywords


sinh kế; di cư; lao động nhập cư; đai dịch Covid - 19.

References


Adhikari Anindita, Navmee Goregaonkar, Rajendran Narayanan, Nishant Panicker, Nithya Ramamoorthy. 2020. “Manufactured Maladies: Lives and Livelihoods of Migrant Workers During COVID 19 Lockdown in India.” The Indian Journal of Labour Economics 63: 969-997.

Bùi văn Tuấn. 2015. “Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội 31(5): 96-108.

Bộ y tế. 2021. “Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19.” Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

(https://ncov.moh.gov.vn/). Truy cập ngày 13/5/2021.

Cục Thống kê Hà Nội. 2019. “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.” Cổng thông tin điện tử Cục Thống kê Hà Nội

(http://consosukien.vn/ha-noi-ket-qua-so-bo-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam 2019.htm) Truy cập tháng 5/2021.

Ellis Frank. 2000, Rural livelihoods and diversity in developing countries, Oxford University Press, Oxford.

ILO. 2016. “Báo cáo lao động phi chính thức 2016.” Trang thông tin của Tổ chức Lao động quốc tế - Văn phòng Hà Nội

(https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo hanoi/documents/publication/), Truy cập ngày 19/4/2021.

ILO. 2020. “Đánh giá nhanh tác động của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một số ngành kinh tế chính và Việc làm: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi”. Cổng thông tin Tổ chức lao động quốc tế - Văn phòng Hà Nội (https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_757928/lang--vi/index.htm). Truy cập ngày 19/4/2021.

IOM. “2020. IOM Viet Nam covid-19 response plan, february – december 2020.” The UN Migration Agency in Viet Nam (https://vietnam.iom.int/en/). Truy cập tháng 5/2021.

Waddington Clare. 2003. Livelihood Outcomes of Migration for Poor People. Development Research Centre on Migration, Globalisation and Poverty, University of Sussex Brighton BN1 9SJ, Working Paper T1

Kothari Uma. 2002. Migration and chronic poverty. Institute for Development Policy and Management, University of Manchester Working Paper No 16.

Haan Arjan De. 2000. Migrants, Livelihoods, and Rights: the Relevance of Migration in Development Policies. Social Development Working Paper No.4.

Hennebry, Jenna. 2017. Securing and Insuring Livelihoods: Migrant Workers and Protection Gaps. Internatonal Organizaton for Migraton (IOM).

Leadholm Kira. 2020. “Covid-19 Destroyed Thailand’s Economy, and the Livelihoods of Migrant Workers”. Pulitzer Center october 12, 2020 (https://pulitzercenter.org/stories/). Truy cập tháng 5/2021.

Lê Thị Thanh Bình. 2021. “Tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm ở một số nhóm dễ bị tổn thương”. Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

(https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/). Truy cập ngày 19/4/2021.

Massey Douglas. 1990. Social structure, household strategies, and cumulative causation of migration. Population Index, 56(1), 3-26.

Nguyễn Minh Phong. 2020. “Một số đánh giá tác động xã hội của đại dịch Covid-19”. Cổng Thông tin điện tử Tạp chí Cộng sản (https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/816502/). Truy cập 19/4/2021.

Phạm Văn Quyết. 2017. Hòa nhập xã hội của lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

Rengasamy, Srinivasan. 2008. “Sustainable Livelihood Framework SR.” (https://www.slideshare.net/srengasamy/). Truy cập tháng 5/2021.

Sapkota, Kanhaiya. 2018. “Seasonal Labour Migration and Livelihood in the

Middle Hill of Nepal: reflections from arghakhanchi district”. Research Nepal Journal of Development Studies 1(1): 42-57.

Sengupta, Sohini and Manish K. Jha. 2020. Social Policy, COVID-19 and Impoverished Migrants: Challenges and Prospects in Locked Down India. The International Journal of Community and Social Development 2(2): 152-172.

Subedi Bhim Prasad. 2017. “Livelihood diversifcation amidst shocks and stresses in the mountains in Nepal: Experiences from villages of Mustang.” pp 327-358. In A. Li et al. (eds.), Land cover change and its eco-environmental responses in Nepal. Springer Geography.

Tổng cục Thống kê (2019). “Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.” Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thống kê

(https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/). Truy cập tháng 5/2021.

Tổng cục Thống kê. 2021. “Thông cáo báo chí tình hình lao động, việc làm quý 1/2021.” Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê

(https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/). Truy cập ngày 19/4/2021.

Tổng cục Thống kê. 2020. “Báo cáo tác động của dịch covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2020.” Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thống kê

(https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/07/). Truy cập 14/5/2021.

Trần Quốc Toản. 2021. “Tác động của đại dịch COVID–19 và những vấn đề phát triển đặt ra”. Trang thông tin điện tử hội đồng lý luận Trung ương (http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/). Truy cập ngày 19/4/2021.

UNICEF. 2020. “Phân tích của Liên hợp quốc về tác động xã hội của đại dịch COVID đối với Việt Nam và các khuyến nghị chính sách chiến lược.” Cổng thông tin điện tử của UNICEF Vietnam

(https://www.unicef.org/vietnam/). Truy câp ngày 23/5/2021.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i1.925

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172