Quan hệ Nhật - Pháp xung quanh vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ II
Abstract
Sau khi đưa quân vào Việt Nam, Nhật Bản vẫn duy trì sự tồn tại của chính quyền thuộc địa Pháp và thông qua Pháp cai trị Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản khi đó là bóc lột tài nguyên, trong đó có gạo để phục vụ mục đích chiến tranh và tạo dựng bàn đạp để tiến xuống Đông Nam Á. Tuy nhiên, vào thời gian này, hệ thống phân phối lúa gạo tại Việt Nam nằm trong tay Hoa kiều vốn đang tiến hành những hành động kháng Nhật mạnh mẽ. Do đó, đối với Nhật Bản, việc lôi kéo sự hợp tác của Hoa kiều - thế lực kinh tế lớn song lại có vị trí chính trị nhạy cảm được xác định là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp lúa gạo ổn định và góp phần xây dựng Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á. Thông qua việc khảo sát từ khía cạnh chính trị, kinh tế các hành động của Nhật và Pháp xung quanh nhân tố Hoa kiều, nghiên cứu này sẽ làm rõ bản chất của mối quan hệ Nhật - Pháp là một mối quan hệ cạnh tranh dưới hình thức hợp tác, trong đó hàm chứa sự coi thường, thỏa hiệp và đối lập.
Ngày nhận: 20/4/2021; ngày chỉnh sửa 18/5/2021; ngày chấp nhận đăng 28/02/2022
Keywords
References
Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La. 1996. Quan hệ Nhật-Pháp ở Đông Dương trong chiến tranh Thái Bình Dương. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phan Văn Hoàng. 1998. Tình hình chính trị ở Việt Nam từ Nhật đảo chính Pháp đến Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 4 (299): 10-16.
Trần Huy Liệu-Nguyễn Lương Bích- Nguyễn Khắc Đạm. 1957. Xã hội Việt Nam trong thời Pháp Nhật (1939-1945), Quyển I, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Sử Địa.
Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm. 1957. Xã hội Việt Nam trong thời Pháp Nhật (1939-1945), Quyển II, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Sử Địa.
Văn Tạo, Furuta Motoo. 2011. Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.
Phạm Hồng Tung. 2009. Nội các Trần Trọng Kim: Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
TTLTQG II, GOUCOCH, “Note No.7036-s, Saigon 9/11/1936”, A45-321(9) (Thống đốc Nam Kỳ, “Ghi chú số 7036s, ngày 9/11/1936 Sài Gòn”, A45-321(9).
TTLTQG II, GOUCOCH, “Régularisation situation des riz entreposés par la Mitsui Bussan Kaisha”, L47-173 (Thống đốc Nam Kỳ, “Quy định về việc dự trữ lúa gạo của công ty Mitsui”, L47-173).
TTLTQG II, GOUCOCH, “Les activités économiques des Japonais en Indochine”, L4-124 (Thống đốc Nam Kỳ, “Hoạt động kinh tế của người Nhật tại Đông”, L4-124).
TTLTQG II, GOUCOCH, “Kiểm kê lúa gạo dự trữ tại các tỉnh 1944”, L47-142.
TTLTQG II, GOUCOCH, “Cho phép chở lúa gạo từ các tỉnh về Chợ Lớn để xuất cảng năm 1942”, L47-9.
TTLTQG II, GOUCOCH, “Biện pháp cho đem lúa dễ dàng về Chợ Lớn năm 1942”, L47-107.
TTLTQG I, Fonds de la Direction des Finances de l'Indochine, “Modification des arretés du Gougal de l’Indochine concernant la creation d’un commite des ceriales de l’Indochine 1941-1943”, A1-1455 ((Sở Tài chính Đông Dương), “Sửa đổi các sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương liên quan đến việc thành lập Uỷ ban Ngũ cốc Đông Dương 1941-1943”, A1-1455).
JACAR, Ref.C04122997000, 陸軍省大日記/陸支密大日記 第17号 3/3「河内電第328号(在仏印華僑反日的行動取締に関する件)」, 1941年 (防衛省防衛研究所. (JACAR, Ref.C04122997000, “Điện báo số 328 từ Hà Nội về việc kiểm soát hành đông chống Nhật của Hoa kiều tại Đông Dương thuộc Pháp”, Nhật ký cơ mật lục quân tại Trung Quốc - Nhật ký Bộ Lục Quân số 3/3 tập 17, 1941).
JACAR, Ref.C04123557000, 陸支密大日記 第59号 2/3「在仏印支那人検挙に関する件」, 1941年 (防衛省防衛研究所) (JACAR, Ref.C04123557000, Về việc bắt giữ người Trung Quốc tại Đông Dương thuộc Pháp,” Nhật ký Bộ Lục Quân số 2/3 tập 59, 1941).
ヴォ・ミン・ヴ. 2011.「アジア太平洋戦争期の仏領インドシナにおける日本の華僑政策」東京大学総合文化研究科『地域文化研究年報』13号 (Võ Minh Vũ. 2011. “Chính sách Hoa kiều của Nhật Bản tại Đông Dương thời kỳ Chiến tranh Châu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Khu vực học, Trường Sau đại học về Nghiên cứu văn hoá tổng hơp - Đại học Tokyo, số 13).
ヴォ・ミン・ヴ .2015.「第二次世界大戦期の仏領インドシナにおける日本の華僑政策」東京大学総合文化研究科博士論文(Minh Vũ. 2015. Chính sách Hoa kiều của Nhật Bản tại Đông Dương thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Luận án Tiến sĩ, Trường Sau đại học về Nghiên cứu văn hoá tổng hơp - Đại học Tokyo).
白石昌也-古田元夫. 1976.「太平洋戦争期の日本の対インドシナ政策―その二つの特異性をめぐって」アジア政経学会『アジア研究』第23巻第3号: 1-37 (Shiraishi Masaya-Furuta Motoo .1976. “Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương thời kỳ Chiến tranh Thái Bình Dương - Xung quanh hai đặc trưng khác biệt”, Hội nghiên cứu chính trị-kinh tế Châu Á, Tạp chí Nghiên cứu Châu Á, quyển 23, số 3: 1-37).
立川京一. 2000.『第二次世界大戦とフランス領インドシナ-「日仏協力」の研究』, 彩流社 Tachikawa Kyoichi. 2000. Chiến tranh thế giới lần thứ II và Đông Dương thuộc Pháp – Nghiên cứu về hợp tác Nhật Pháp, Tokyo: Nhà xuất bản Sairyusha.
田渕幸親 .1980.「日本の対インドシナ「植民地」化プランとその実態」東南アジア史学会『東南アジア―歴史と文化―』9: 103-133 (Tabuchi Yukichika .1980. “Quá trình Nhật Bản thuộc địa hoá Đông Dương và thực trạng, Hội nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á”, Hội nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, Tạp chí Đông Nam Á-Lịch sử và Văn hoá, số 9: 103-133).
樋口秀実. 2000.「日中戦争下の日本の華僑工作」アジア経済研究所『アジア経済』Vol 41, No 4: 2-16 (Higuchi Hidemi. 2000. “Công tác Hoa kiều của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh Nhật - Trung”. Viện Nghiên cứu Kinh tế Châu Á, Tạp chí Kinh tế Châu Á, quyển 41, số 4: 2-16).
李盈慧. 2003.『抗日與附日: 華僑、國民政府、汪政權』, 水牛出版社 (Lý Hiền Tuệ. 2003. Kháng Nhật và Phù Nhật: Hoa kiều, chính phủ Quốc dân, Chính quyền Uông, Đài Bắc: Nhà xuất bản Thuỷ Ngưu).
越南會安華僑抗日與十三烈士紀念畫冊策劃小組 . 2005.『越南會安華僑抗日與十三烈士紀念畫冊』北京,天順鴻彩印有限公司 (Tổ biên tập tập sách kỷ niệm 13 liệt sĩ Hoa kiều kháng Nhật tại Hội An Việt Nam. 2005. Kỷ niệm 13 liệt sĩ Hoa kiều kháng Nhật tại Hội An Việt Nam, Bắc Kinh: Công ty in Thiên Thuận Hồng Thái).
『東京朝日新聞』1940年10月2日 (Báo Asahi Tokyo, ngày 2 tháng 10 năm 1940).
『大阪朝日新聞』1941年8月14日 (Báo Asashi Osaka, ngày 14 tháng 8 năm 1941).
『東京朝日新聞』 1942年9月17日 (Báo Asahi Tokyo, ngày 17 tháng 9 năm 1942).
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i1.923
Refbacks
- There are currently no refbacks.
=====================================================
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
ISSN 2354-1172