Phát hiện sưu tập khuôn đúc Luy Lâu (Bắc Ninh) – Thành tựu mới trong nghiên cứu kĩ thuật đúc trống Đông Sơn ở Việt Nam

Trương Đắc Chiến

Abstract


Từ năm 2014 đến 2019, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và khai quật tại thành cổ Luy Lâu, một trong những đô thị sớm và quy mô lớn nhất miền Bắc Việt Nam giai đoạn 10 thế kỷ đầu công nguyên. Đáng chú ý là trong hai đợt khai quật năm 2014 và 2015, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng trăm mảnh khuôn đúc trống đồng nằm nguyên vị (in situ) trong tầng văn hóa. Phát hiện này đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy trống Đông Sơn được đúc ở ngay trung châu Bắc Bộ và mở ra cơ hội để tìm hiểu một cách thấu đáo về quy trình đúc trống của người Việt cổ. Ý nghĩa của phát hiện quan trọng này sẽ càng nổi bật hơn nếu được đặt trong bối cảnh tình hình nghiên cứu kĩ thuật đúc trống Đông Sơn từ trước tới nay. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ điểm lại tình hình nghiên cứu kĩ thuật đúc trống Đông Sơn, xoay quanh ba vấn đề chính là: (i) phương pháp đúc trống; (ii) thành phần hợp kim; và (iii) hoạt động đúc thực nghiệm. Trên cơ sở bối cảnh nghiên cứu đó, bài viết sẽ đưa ra một số nhận xét về ý nghĩa của việc phát hiện những mảnh khuôn đúc trống đồng trong địa tầng khảo cổ học ở thành cổ Luy Lâu - một trong những phát hiện lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong những năm gần đây.

Ngày nhận 09/7/2021; ngày chỉnh sửa 14/9/2021; ngày chấp nhận đăng 28/02/2022


Keywords


khuôn đúc trống; quy trình đúc trống đồng; trống đồng Đông Sơn; văn hóa Đông Sơn; thành cổ Luy Lâu

References


Bennett Anna. 2006. “Lost-Wax or Piece-Mould Casting?”. Arts & Cultures: Antiquity, Africa, Oceania, Asia, Americas, pp. 268-271.

Calo Ambra. 2014. Trails of Bronze Drums across Early Southeast Asia. Singapore: ISEAS Publishing.

Chiou-Peng TzeHuey. 2011. “The Technical History of Early Asian Kettldrums”. Pp 17-26 in Khmer Bronzes: New Interpretations of the Past, edited by Emma C.Bunker and Douglas Latchford. Chicago: Art Media Resources.

Diệp Đình Hoa. 1981. “Qua thành phần hóa học của những chiếc trống đồng cổ Việt Nam”. Trang 166-168 trong Những phát hiện mới về khảo cổ học 1981. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Diệp Đình Hoa. 1983. “Thử tìm hiểu thành phần hóa học của một vài chiếc trống đồng cổ”. Trang 141-142 trong Những phát hiện mới về khảo cổ học 1983. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Heger Franz. 1902. Alte Metalltromeln aus Südost-Asien, Leipzig.

Higham Charles. 1996. The Bronze Age of Southeast Asia. UK: Cambridge University Press.

Hoàng Văn Khoán. 1985. “Bàn về kỹ thuật đúc trống đồng Đông Sơn”. Thông báo Khoa học Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: 148-153.

Hoàng Văn Khoán, Hà Văn Tấn. 1974. “Tìm hiểu kỹ thuật đúc trống đồng Ngọc Lũ”. Tạp chí Khảo cổ học số 14: 37-42.

Kempers Bernet. 1988. The Kettledrums of Southeast Asia - A Bronze Age world and its aftermath. Rotterdam: A.A.Balkema Publishers.

Kiều Quang Chẩn. 2018. Vang vọng từ trống Đông Sơn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.

Lê Văn Chiến, Đinh Thị Lệ Huyền, Đinh Văn Mạnh, Hoài Anh, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Hồng Tính. 2016. Báo cáo kết quả khai quật di tích thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh) năm 2015, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.

Meyers Pieter. 2006. “A Commentary on the Technology of Dong Son Vessels”. Arts & Cultures: Antiquity, Africa, Oceania, Asia, Americas: 264-267.

Murowchick Robert. 2001. “The Political and Ritual Significance of Bronze Production and Use in Ancient Yunnan”. Journal of East Asian Archaeology, Volume 3, Issue 1: 133-192.

Ngô Thế Phong, Chu Mạnh Quyền. 2014. “Những chiếc trống đồng Đông Sơn (HI) sưu tầm gần đây tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia”. Trang 192–205 trong Kỷ yếu Hội thảo 90 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

Nguyễn Duy Hinh. 2001. Trống đồng - Quốc bảo Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nguyễn Thơ Đình. 2017. “Quy trình đúc trống Đông Sơn từ cách tiếp cận thực nghiệm dân tộc - khảo cổ học”. Tạp chí Khảo cổ học số 1: 44-55.

Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh. 1975. Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Hà Nội: Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản.

Nguyen Viet. 2006. “Bronze Situlas of Dong Son”. Arts & Cultures: Antiquity, Africa, Oceania, Asia, Americas: 234-263.

Nishimura Masanari., Nishino Noriko., Phạm Minh Huyền, Hán Văn Khẩn. 2002. Báo cáo kết quả khai quật năm 2001 tại thành cổ Lũng Khê (tiếp theo). Trang 545-559 trong Những phát hiện mới về khảo cổ học 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Nishimura Masanari., Pham Minh Huyen. 2008. “Consideration of the bronze drums discovered in Binh Dinh province of central Vietnam and its cultural context”. Journal of East Asian cultural interaction studies: 187-219. Kansai University.

Parmentier Henri. 1918. “Anciens tambours de bronze”. BEFEO, tome 18: 1-30.

Tạ Đức. 2017. Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

Trần Khoa Trinh. 1977. “Đúc lại trống đồng Ngọc Lũ”. Tạp chí Khảo cổ học số 2: 68-75.

Trần Khoa Trinh. 1985. “Trở lại việc đúc thử trống đồng Ngọc Lũ”. Thông báo Khoa học Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: 154-158.

Trịnh Sinh. 1996. “Qua những lần thực nghiệm đúc trống đồng”. Tạp chí Khảo cổ học số 2: 42-52.

Trinh Sinh. 2012. “Casting of Ancient Drums in North Vietnam”. Pp. 154 - 163 in Scientific Research on Ancient Asian Metallurgy. London: Archetype Publications.

Trương Đắc Chiến. 2020. “Về những mảnh khuôn đúc trống đồng phát hiện tại thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)”. Tạp chí Khảo cổ học số 3: 42-55.

Trương Đắc Chiến, Đinh Thị Lệ Huyền, Chu Mạnh Quyền, Hoài Anh, Nguyễn Hồng Tính. 2015. Báo cáo kết quả khai quật di tích thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh) năm 2014, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.

Wu Chongji, Luo Kunxin, Cai Rong. 2018. Decoration Art of Ancient Bronze Drums. Beijing: Guangxi Museum of Nationalities, Chinese Ancient Bronze Drum Research Association, Heritage Press.




DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v8i1.920

Refbacks

  • There are currently no refbacks.


=====================================================

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

ISSN 2354-1172